Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC.
Vị trí địa lý thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh:
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý:
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Bắc có diện tích 82,64 km², là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Bắc Ninh:
Năm 1948, do tình hình kháng chiến đòi hỏi, theo yêu cầu của bộ trưởng bộ Nội vụ lúc bấy giờ là ông Phan Kế Toại, chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ra sắc lệnh 162/SL ngày 14 tháng 4 năm 1948 tạm thời giải tán thị xã Bắc Ninh (trong giai đoạn kháng chiến), sáp nhập một phần vào huyện Yên Phong thành khu phố Kinh Bắc và sáp nhập phần còn lại vào huyện Võ Giàng thành khu phố Vũ Ninh.
Năm 1962, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, thị xã Bắc Ninh thuộc tỉnh Hà Bắc.
Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường: Đáp Cầu, Ninh Xá, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An và 2 xã: Kinh Bắc, Vũ Ninh.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, xã Đại Phúc của huyện Quế Võ (nay là thị xã Quế Võ) và xã Võ Cường của huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du và thành phố Từ Sơn) được sáp nhập vào thị xã Bắc Ninh.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 phê chuẩn về việc tách và thành lập một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, thị xã Bắc Ninh là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 8 tháng 4 năm 2002, thành lập phường Suối Hoa trên cơ sở 48,87 ha diện tích đất tự nhiên và 1.405 người của xã Vũ Ninh; 16,98 ha diện tích đất tự nhiên và 2.649 người của xã Đại Phúc, 52,65 ha diện tích đất tự nhiên của xã Kinh Bắc.
Ngày 25 tháng 8 năm 2003, thành lập 3 phường Vũ Ninh, Kinh Bắc và Đại Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 3 xã tương ứng.
Ngày 11 tháng 5 năm 2005, thị xã Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại III.
Cuối năm 2005, thị xã Bắc Ninh có 9 phường: Đại Phúc, Đáp Cầu, Kinh Bắc, Ninh Xá, Suối Hoa, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An, Vũ Ninh và 1 xã Võ Cường.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bắc Ninh, với 9 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã: Võ Cường, với tổng diện tích 23,34 km², dân số là 121.028 người.
Ngày 9 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh. Theo đó, sáp nhập 9 xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (thuộc huyện Quế Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (thuộc huyện Tiên Du), Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa Long (thuộc huyện Yên Phong) vào thành phố Bắc Ninh và thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh. Thành phố có 10 phường và 9 xã, với tổng diện tích 80,28 km², dân số là 150.331 người.
Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh có 13 phường và 6 xã.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP thành lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh thành 16 phường và 3 xã.
Ngày 25 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1044/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II.
Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 787/NQ-UBTVQH14 chuyển 3 xã: Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn thành 3 phường có tên tương ứng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).
Thành phố Bắc Ninh có 19 phường trực thuộc như hiện nay.
Tình hình phát triển kinh tế Thành phố Bắc Ninh:
Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 36.834,8 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2016, chiếm 30,1% GRDP toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,2%/năm. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế đô thị: Thương mại – dịch vụ chiếm 52,6%, công nghiệp – xây dựng chiếm 46,6%, nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 0,8%.
Thương mại – dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt 40.725 tỷ đồng, tăng 11,5% so với 2022
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 123.772 tỷ đồng (vượt 24.772 tỷ đồng so với kế hoạch), gấp 1,75 lần năm 2016; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,3%/năm.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 5.788 tỷ đồng. Thu nội địa năm 2020 gấp 2,7 lần so với năm 2016, tốc độ tăng thu bình quân là 30,4%/năm. Thu từ tiền sử dụng đất 5 năm ước đạt 3.904 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu nội địa. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 ước thực hiện 2.314 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 14,2%/năm.
Quy mô kinh tế GRDP 2020 (giá hiện hành) ước tính 63.145 tỷ đồng.
Quy mô kinh tế GRDP 2020 (giá so sánh 2010) ước tính 36.834 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 5.788 tỷ đồng
GRDP bình quân đầu người: 10.807 USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 123.772 tỷ đồng.
Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ước đạt 31.800 tỷ đồng.
Thành phố có 9 doanh nghiệp nhà nước, 3.020 doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó 420 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 123.772 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách gần 5.800 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 3.206 tỷ đồng
Hiện TP có khoảng 70 khách sạn (5 khách sạn 5 sao), 458 nhà hàng, 252 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và trên 90 chi nhánh, điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước.
Về đô thị, thành phố thời gian tới sẽ triển khai các khu đô thị lớn như Vinhomes (360ha), Himlam (300ha), T&T (500ha), Phú Điền (100ha), Bách Việt (48ha), Viglacera (26ha),…
Về thương mại, dịch vụ TP sẽ có 1 TTTM quy mô cấp vùng tích hợp nhiều công năng được Aeon Mall đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư dự kiến 190 triệu USD vào năm 2024.
Bản đồ quy hoạch Thuận Thành, Bắc Ninh là một tài liệu quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển đô thị của khu vực. Bản đồ này thường được thực hiện bởi các cơ quan chức năng như các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bản đồ quy hoạch Thuận Thành, Bắc Ninh thường chứa các thông tin cơ bản về địa hình, mật độ dân số, hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu vực kinh tế trọng điểm và các khu vực cần đầu tư phát triển. Với mục đích giúp cho các cơ quan chức năng có được một cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển đô thị tại các quận/huyện và đưa ra các kế hoạch, quyết định phát triển phù hợp.
TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) có bao nhiêu xã phường?
Hiện nay, thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 phường
Trình tự cung cấp dữ liệu quy hoạch Thuận Thành, Bắc Ninh?
Trình tự cung cấp dữ liệu quy hoạch đất đai như sau:
- Bước 1: Tổ chức và cá nhân có nhu cầu cung cấp dữ liệu đất đai nộp phiếu tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 2: Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiến nhận và xử lý hồ sơ, kết hợp thông báo các nghĩa vụ tài chính cho tổ thức và cá nhân. Đối với các trường hợp từ chối cần phải nêu rõ lý do và giải đáp cho tổ chức và cá nhân.
- Bước 3: Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính thì cơ quan tiến hành cung cấp dự liệu đất đai theo đúng yêu cầu.
(Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT)