Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 9, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,11 tỷ USD, qua đó nâng kim ngạch tính hết tháng 9 đạt 70,23 tỷ USD.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP
Tân đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper cho biết, đồ gỗ nội thất và mặt hàng thủy sản sản xuất tại Việt Nam đang rất được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng, tin tưởng.
Riêng đối với nhóm hàng trái cây và các thực phẩm khác, nông sản Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện chủ yếu phục vụ cho người gốc Việt và gốc Á, đa số các sản phẩm bán ra là sản phẩm khô.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới khai thác được thị trường người gốc Á - dù tỉ lệ người gốc Á ở Hoa Kỳ hiện vẫn chưa cao. Trong khi đó, thị trường người Hoa Kỳ bản đại và người Mỹ gốc Latin vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác nhiều, nên dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Hoa Kỳ còn rất lớn.
Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 cũng đã khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ thay đổi thói quen tiêu dùng ăn uống. Hiện nay, Hoa Kỳ đang ưa chuộng hàng đông lạnh, có thể bảo quản được lâu, tiện dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh các mặt hàng có thể bảo quản lâu, chế biến sẵn.
“Trong những vấn đề liên quan đến nông nghiệp Mỹ sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, chuyên môn, nhân sự để trở thành đối tác trong ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam. Hiện nay, hai nước đã có những hợp tác rất tuyệt vời cùng nhau trong nông nghiệp, trong đó có việc bảo vệ nguồn lợi sông ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Đại sứ Marc khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn trở thành một trong những đối tác hàng đầu do Việt Nam lựa chọn: “Nông sản Mỹ có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn cung dồi dào cho thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp những sản phẩm rất đa dạng cho người tiêu dùng Hoa Kỳ”.
Nhất trí với ông Marc E. Knapper, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói các nông sản Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam có thứ hạng cao nên 2 bên sẽ tiếp tục làm việc để giữ được sự thông suốt trong giao thương và hy vọng phía Hoa Kỳ sẽ mở cửa thị trường cho trái bưởi của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam các dự án về công nghệ bảo quản để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, từ đó có thể tiếp cận sâu rộng hơn đến thị trường Hoa Kỳ. Đại sứ Marc E. Knapper bày tỏ sự đồng thuận với đề nghị này, theo ông nâng cao chất lượng nông sản không chỉ tốt cho Việt Nam mà còn đem lại lại ích cho thị trường Hoa Kỳ.
“Về trái bưởi Việt Nam, chúng ta đã đang rất gần đến kết quả, người tiêu dùng Mỹ sẽ rất vui nếu được sử dụng sản phẩm này”, Đại sứ cho biết thêm.
Đại sứ Marc E. Knapper nói: "Hoa Kỳ đánh giá rất cao các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với mục tiêu có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đã tích cực tham gia các sáng kiến của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính".
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề cập đến vấn đề khắc phục thẻ vàng IUU. Đại sứ Marc cho biết đây là vấn đề Hoa Kỳ muốn hợp tác để cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các công cụ, phương pháp để khắc phục vấn đề này vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thương mại mà còn là vấn đề môi trường.
Ngoài ra, Bộ trưởng và Đại sứ cũng thống nhất về việc đẩy mạnh hợp tác để có thể cho ra đời được vaccine về Dịch tả lợn châu Phi.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu được 15.948 tấn hồ tiêu các loại, với tổng kim ngạch đạt 106,5 triệu USD.
Lũy kế tháng 11 tháng 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 235.335 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 207.498 tấn, tiêu trắng đạt 27.837 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,22 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm 2023 lượng xuất khẩu giảm 3,5%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 46,9%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 11 tháng đạt 5.073 USD/tấn, tăng 47,3% và tiêu trắng đạt 6.772 USD/tấn, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam.
Tiếp theo là các thị trường: UAE tăng 42,7% chiếm 6,6%; Đức tăng 67,7% chiếm 6,0%.
Nhiều thị trường có tăng trưởng xuất khẩu với mức hai con số như Hà Lan (41,8%), Hàn Quốc (34,8%), Pakistan (34,5%), Canada (19,7%), Nga (15,5%), Anh (14%)…
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của hồ tiêu Việt Nam, nhưng thị trường này giảm 83,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu về xuất khẩu hồ tiêu như Olam Việt Nam tăng 44,9%; Phúc Sinh tăng 49,4%; Nedspice Việt Nam tăng 7,9%; Haprosimex JSC tăng 70,6% và Trân Châu tăng 0,8%.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cũng cho biết 11 tháng, Việt Nam cũng đã nhập khẩu 32.977 tấn hồ tiêu các loại với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 155,3 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 34,7%, kim ngạch tăng 92,6%.
Olam Việt Nam là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất chiếm 34,5%, tiếp theo là các doanh nghiệp: Trân Châu, Harris Spice. Indonesia là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam chiếm 42,8% trong khi đó nhập khẩu từ Brazil giảm 39,9%./.
Tổng Cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024. Theo đó, sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tăng 2% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng qua, chỉ số này ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ từ đầu năm đến nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 tăng nhẹ 0,4% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng thì tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, 8 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt trên 265 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Xét về thị trường, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 8 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 77,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 92,3 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 68,1 tỷ USD tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 23,6 tỷ USD, tăng 22%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,7 tỷ USD, tăng 30,5%. Ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc 54,4 tỷ USD, tăng 69,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 20 tỷ USD, tăng 12,1%; nhập siêu từ ASEAN 5,8 tỷ USD, tăng 14,8%.
Để đẩy mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới, Bộ Công Thương cần tiếp tục triển khai các giải pháp thông tin sớm về thị trường; đồng thời, bảo vệ cho hàng hoá xuất khẩu bằng việc tăng cường cảnh báo sớm các giải pháp phòng vệ thương mại.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu; đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu để giảm thiểu tác động của những cú sốc từ các thị trường này. Bộ Công Thương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cơ hội và thực hiện đầy đủ cam kết từ các Hiệp định thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu…
Về tình hình doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 8, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là hơn 124,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 71,8 nghìn lao động, giảm 15,2% về số doanh nghiệp, giảm 6,2% về vốn đăng ký và giảm 12,1% về số lao động so với tháng 7/2024.
So với cùng kỳ năm trước, giảm 12,8% về số doanh nghiệp, giảm 16,2% về số vốn đăng ký và giảm 22,6% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 24,4% so với tháng trước và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 12,7% so với tháng trước và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8, có 5.334 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 1,6% so với tháng trước và tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2023; 5.160 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 4,5% và giảm 1,1%; có 1.927 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 11,4% và tăng 26,0%.
Lũy kế 8 tháng năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là hơn 82,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3 % so với cùng kỳ năm trước; gần 38,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 5,8%; 13,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,0%. Bình quân một tháng có 16,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới. Tính chung tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dung (CPI) ổn định so với tháng trước.
Hà Nội là đầu tàu cả nước nên sự biến động chỉ số giá tiêu dùng của Thủ đô tác động không nhỏ đến CPI chung. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 10/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng.
Nhóm giáo dục tăng 29,33% (tác động làm CPI bình quân chung 8 tháng năm nay tăng 2,32%) do 3 tháng đầu năm 2024, các trường công lập trên địa bàn Hà Nội áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 4.7.2023 của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội đồng thời một số trường dân lập, tư thục cũng áp dụng mức tăng thu học phí trong năm học 2023 – 2024.