Học Cơ Khí Sau Này Ra Làm Gì

Học Cơ Khí Sau Này Ra Làm Gì

Chào quý phụ huynh và các bạn học sinh! Cơ khí là một trong những ngành, nghề quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội… Vậy nghề cơ khí là gì ? Học ngành, nghề cơ khí ở đâu, trường nào ? Học xong ngành cơ khí ra sau này làm gì ? Tất cả mình sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!

Ngành kỹ thuật cơ khí gồm những nghề nào ?

Nhắc tới cơ khí, nhiều người sẽ liên tưởng đến những công xưởng máy móc. Ở đó, người thợ cơ khí sẽ sử dụng những công cụ như máy tiện, phay, bào, hàn,…. để gia công các vật liệu sắt thép, rồi lắp ráp các chi tiết lại để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ thông tin, ngày nay sinh viên có thể theo học các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí:

Ngành kỹ thuật cơ khí rất rộng. Từ cơ khí chế tạo máy, cơ khí ô tô, cơ khí đóng tàu,…. cho đến cơ khí quân sự. Sau đây mình sẽ giới thiệu một số ngành, nghề cơ khí phổ biến, thường nhật, dễ thấy và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta.

Nghề cơ khí hàn, hay thợ hàn là một trong những  nghề cần thiết trong quá trình xây dựng, gia công. Nhất là trong xây dựng và sản xuất.

Là một thợ hàn, công việc của bạn là lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox,…. như thang sắt, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.

Công việc thợ hàn đôi lúc cũng cực kỳ nguy hiểm khi bạn thường phải leo trèo, hàn các chi tiết, mối nối sắt ở trên cao, trên các tòa nhà, ở trong các công trình.

Công việc thợ hàn đôi lúc cũng độc hại khi bạn bởi ánh sát phát ra khi hàn cũng như khói bốc lên khi kim loại bị đốt cháy.

Mức lương dành cho thợ hàn cũng vì thế mà khá là cao. Mức lương hàng ngày sẽ dao động từ 350 – 500k/ngày.

Có thể nói, khi kinh tế phát triển, số người giàu ngày càng tăng, ô tô ngày càng đa dạng về mẫu mã, mức giá,… thì việc sở hữu một chiếc ô tô đã không còn quá khó khăn.

Nếu để ý một chút, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy số lượng ô tô lưu thông trên đường ngày càng tăng theo năm tháng.

Đó là một dấu hiệu cho thấy ngành cơ khí ô tô, nghề cơ khí ô tô cũng sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.

Là một Kỹ sư cơ khí ô tô, hay Kỹ sư lắp ráp, sửa chữa,… mức lương khởi điểm của bạn có thể dao động từ 7 – 10 triệu. Làm lâu, bạn sẽ nhận mức lương của thợ lành nghề hoặc lên chức quản lý.

Ngoài ra, một số công ty sẽ có chương trình đào tạo cho những kỹ sư tài năng. Họ sẽ có cơ hội được đi học tập, đào tạo ở nước ngoài.

Đúng với tên gọi của nó, một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy sẽ nghiên cứu, thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng.

Theo mô tả công việc của timviecnhanh.com, yêu cầu công việc của một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy như sau:

Như vậy, một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày nay ngoài kỹ năng cơ khí còn cần phải có kỹ năng vi tính văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính (Word, Excel, AutuCAD).

Vì những yêu cầu công việc như thế, lương của một kỹ sư cơ khí chế tạo máy khá là cao. Mức lương khởi điểm có thể dao động từ 10 – 12 triệu.

Ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng nhất trong ngành sản xuất ô tô

Giới thiệu ngành Gia công cơ khí CNC

Ngành kỹ thuật cơ khí gồm những nghề nào?

Khi nhắc tới cơ khí, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các công xưởng, máy móc. Ở đó, những người thợ cơ khí sẽ sử dụng những công cụ như máy phay,tiện, bào, hàn,… để gia công các vật liệu sắt thép, sau đó lắp ráp các chi tiết lại với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật, các sinh viên theo học nghề cơ khí sẽ được đào tạo các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí như:

Có thể nói, ngành kỹ thuật cơ khí rất rộng, từ cơ khí chế tạo máy, cơ khí đóng tàu,… đến cơ khí quân sự. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số ngành nghề cơ khí phổ biến, thường gặp và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta.

Nghề cơ khí hàn hay thợ hàn là một trong những nghề cần thiết trong hầu hết các ngành nghề liên quan đến quá trình xây dựng, gia công, sản xuất. Công việc của một thợ hàn là lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox,… thành thang máy, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.

Công việc của người thợ hàn đôi lúc cũng nguy hiểm khi bạn phải leo trèo trên các tòa nhà, công trình để hàn chi tiết, mối nối sắt ở trên cao. Bên cạnh đó, người thợ hàn cũng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng phát ra khi hàn, khói kim loại bị đốt cháy đốt lên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với nghề kỹ sư chế tạo máy, bạn sẽ làm những công việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng. Theo một số mô tả công việc của một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy mà chúng tôi tìm hiểu gồm có một công việc như sau:

Sản phẩm cơ khí được chế tạo bằng phương pháp Phay CNC

Như vậy có thể thấy, một kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày nay, ngoài kỹ năng cơ khí thông thường, còn cần phải biết những kỹ năng vi tính văn phòng, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính như AutoCad, Solidworks, MasterCam...

Giới thiệu: Nghề Lập trình và Vận hành máy Phay CNC là gì?

Cơ khí là nghề phổ biến hiện nay tại Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng lao động có ở khắp mọi vùng trên cả nước. Bạn mong muốn trở thành một kỹ sư cơ khí và đang tìm kiếm một nơi để học ngành, nghề cơ khí uy tín. Hãy cùng tham khảo tiêu chí đánh giá trường, trung tâm dạy nghề cơ khí tốt nhất và danh sách các trường đào tạo nghề uy tín. Từ đó lựa chọn được cho mình một nơi học phù hợp.

Tiêu chí đánh giá trường – trung tâm đào tạo nghề cơ khí

Trường/trung tâm đào tạo nghề cơ khí cần phải đảm bảo những trang bị đầy đủ:

Sinh viên thực hành máy phay CNC 5 trục tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong giảng dạy chuyên ngành. Song song với đó là những kinh nghiệm hành nghề thực tế, bí quyết tìm việc làm sau khi ra trường,…

Học viên Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH tham quan doanh nghiệp thực tế

Hiện nay, nghề cơ khí được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng với chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí (đào tạo Kỹ sư cơ khí hệ 5 năm, đào tạo Cử nhân Công nghệ cơ khí 4 năm, Kỹ sư thực hành trong 3 năm) và các Trung tâm đào tạo nghề cơ khí ngắn hạn như Trung tâm Đào tạo CNC, Trung tâm đào tạo nghề hàn…Mỗi loại trường và trung tâm đào tạo cơ khí sẽ có các ưu điểm và nhược điểm như sau:

Bảng so sánh giữa học Đại học, cao đẳng và Học nghề ngắn hạn

Bao gồm nhiều môn học, với kiến thức vừa rộng vừa chuyên sâu.

Tuy nhiên do học nhiều môn nên các kiến thức thường ở mức nền tảng cơ bản, nhiều trường đào tạo không sát thực tế doanh nghiệp, nên khi ra trường sinh viên cần phải được đào tạo lại.

Đào tạo chuyên sâu về một nghề, thường sát với thực tế công việc tại doanh nghiệp, nên khi tốt nghiệp học viên thường tiếp cận công việc nhanh (VD: Tập trung vào Lập trình và vận hành máy CNC…)

- Có thể làm việc ở nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhiều vị trí ở nhiều ngành sản xuất như cơ khí, điện tử…

- Thường sẽ được các Công ty đào tạo thêm về công việc cụ thể khi vào làm việc.

- Có nhiều cơ hội phát triển lên các vị trí quản lý

- Có nhiều cơ hội việc làm do hiện đang xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ, công việc cụ thể đúng theo nghề được đào tạo, ví dụ hàn, lập trình và vận hành máy phay CNC, lập trình và vận hành máy tiện CNC…

- Được các doanh nghiệp ưa chuộng do được đào tạo chuyên sâu về nghề nên thường sẽ đáp ứng được công việc ngay khi tốt nghiệp

- Muốn phát triển lên các vị trí quản lý cần phải cố gắng học hỏi thêm các kiến thức chuyên môn khác và các kỹ năng mềm.

Học tại các Trường Cao đẳng, đại học

Sau đây là danh sách một số trường Cao đẳng, đại học có đào tạo ngành cơ khí ở Việt Nam:

Học nghề cơ khí tại các Trung tâm Đào tạo nghề cơ khí ngắn hạn

Giới thiệu: Nghề Lập trình và Vận hành máy Tiện CNC là gì ?