Nước Thánh (Holy water) hay nước Phép là nước đã được một tu sỹ hoặc một chức sắc tôn giáo ban phước theo nghi lễ của Giáo hội Kitô.
Những giá trị văn hóa đặc sắc của Thánh địa Mỹ Sơn
Tại Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ có kiến trúc đền tháp độc đáo mà các giá trị về văn hóa tinh thần cũng vô cùng quý giá và đắc sắc như lễ hội, nghệ thuật, mà nếu có dịp du lịch Quảng Nam ghé qua Mỹ Sơn, du khách nhất định không được bỏ lỡ.
Sẽ thật tuyệt vời khi ghé thăm Thánh địa Mỹ Sơn vào dịp lễ hội Kate diễn ra vào tháng 7 hằng năm theo lịch của người Chăm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người Chăm, được tổ chức để tưởng nhớ các vị thần linh và ông bà tổ tiên đã phù hộ độ trì và mang đến sự bình an may mắn, mưa thuận gió hòa.
Mở đầu lễ hội là nghi thức cúng cầu an diễn ra ngay tại khu di tích, tiếp đó là các nghi thức rước kiệu, rước nước, trình diễn các điệu múa Chăm cổ, các bài dân ca truyền thống, các nhạc cụ của người Chăm như trống paranưng, kèn saranai, lục lạc, tù và, đàn nhị.
Bên cạnh Lễ hội truyền thống thì điệu múa Chăm pa chính là nét văn hóa tinh thần quý giá của Thánh địa Mỹ Sơn, và hút hồn biết bao nhiêu du khách khi tới đây.
Các điệu múa ngày nay được sử dụng trong biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch, nhưng xưa kia đây là những điệu múa được trình diễn trong các lễ hội truyền thống như một nghi thức dâng lễ, hay bái vọng thần linh.
Những nàng vũ nữ Chăm pa xiêm y lộng lẫy, đeo trang sức lấp lánh, đôi tay búp măng cong cong, vòng eo mềm mại, bộ ngực căng tròn... mang đến một vẻ đẹp quyến rũ, khỏe khoắn. Thân hình uyển chuyển, thướt tha trong những điệu múa truyền thống như múa quạt, múa Apsara, mua đội nước, cắn lửa... làm đắm say biết bao nhiêu du khách có cơ hội được thưởng thức.
Bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh của các vũ nữ Chăm pa xuất hiện rất nhiều trên các tháp cổ, được điêu khắc vô cùng sống động, tinh tế.
Giới thiệu về khu du lịch Thánh địa Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam
Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Hội An khoảng 40 cây số về phía Tây, và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 cây số về phía Tây Nam, thuộc địa phận của xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, được bao bọc bởi một thung lũng có đường kính 2 mét và xung quanh là núi đồi hùng vĩ.
Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong thung lũng được bao bọc bởi núi rùng hùng vĩ (Ảnh: Sưu tầm)
Khu di tích này là tổ hợp của hơn 70 công trình kiến trúc và nằm rải rác trên các ngọn đồi trùng điệp, phản ánh văn hóa truyền thống của người Chăm Pa cổ. Xưa kia, Thánh địa Mỹ Sơn chính là nơi cúng tế và là lăng mộ chôn cất của hoàng thân quốc thích trong Vương triều Chăm Pa trong suốt giai đoạn từ thế ký thứ VII đến thế kỷ thứ XIII . Cũng có sách ghi lại rằng đây là trung tâm của Ấn Độ giáo khu vực Đông Nam Á xưa kia.
Trải qua bao nhiêu bể dâu, thời gian đã tàn phá rất nhiều công trình kiến trúc của khu di tích, hơn 70 công trình nguy nga tráng lệ ngày nào giờ chỉ còn sót lại 20 công trình, và hiện đang được Nhà nước hết sức quan tâm, tôn tạo và bảo tồn lưu giữ.
Địa thế núi non hùng vĩ đã tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí cho khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, du khách khi đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng những đền đài in dấu ấn của năm tháng, mà còn được tận hưởng một bầu không khí trong lành, hòa mình vào thiên nhiên thanh mát, lắng nghe tiếng chim hót líu lo trên những tán cây xanh để thấy lòng mình bình yên và lắng lại.
Du khách tìm đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng khám phá cảnh quan, mà còn được nghe kể về những chiến tích hào hùng của lịch sử.
Khám phá Thánh địa Mỹ Sơn có gì đặc sắc?
Tuy là di tích văn hóa được Nhà nước bảo tồn lưu giữ, nhưng Thánh địa Mỹ Sơn vẫn mở cửa để chào đón khách du lịch tới đây tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của người Chăm pa cổ.
Để có thể khám phá hết được toàn bộ khu tích này, bạn cần tìm hiểu tổng thể và nắm rõ bản đồ của khu thánh địa. Tổng thể Thánh địa Mỹ Sơn bao gồm hai ngọn đồi, nằm quay mặt vào nhau theo hai hướng đông, tây, ở giữa là một con suối nhỏ, các nhánh suối rẽ ra theo các hướng và vô tình trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành các cụm đền tháp nhỏ được đặt tên theo chữ cái Latinh A, B, C, D...
Mỗi cụm di tích đều có tường gạch bao quanh, trung tâm là một tháp chính, và xung quanh sẽ có các tháp phụ hoặc các công trình phụ với kích thước nhỏ hơn, thấp hơn. Tại mỗi tháp chính sẽ có hai cửa thông ra hai hướng đông, tây, mỗi cửa có bậc thang dẫn lên một vòm cuốn được điêu khắc hoa văn tinh xảo.
Kiến trúc đền tháp đặc sắc của người Chăm pa cổ (Ảnh: Sưu tầm)
Mỗi tháp có một chức năng riêng biệt, và thờ những vị thần theo tín ngưỡng của người Chăm Pa. Trong đó ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru, và các đền phụ sẽ thờ các vị thần trông giữ đất trời.
Trung tâm của khu Thánh địa Mỹ Sơn là một tháp chính có tên gọi là Kalan, đây là ngôi tháp cao nhất với chiều cao lên tới 24 mét, đáy tháp hình vuông với mỗi cạnh dài 10 mét. Bên trong tháp thờ một bộ Linga – Yoni khổng lồ, nhưng hiệu nay chỉ còn lại bệ đá Yoni mà thôi.
Để xây nên di tích Thánh địa Mỹ Sơn, người Chăm pa cổ chủ yếu sử dụng gạch nung. Các viên gạch được đẽo gọt và khéo léo xếp chồng lên nhau mà không hề sử dụng một chất kết dính nào, điều kỳ diệu là có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ mà không hề bị phong hóa, chỉ có những phần nào bị nứt vỡ mới thấy dấu hiệu của rêu mốc.
Thánh địa Mỹ Sơn trường tồn cùng tháng năm, chứng nhân cho lịch sử huy hoàng của người Chăm (Ảnh: Sưu tầm)
Trong khu di tích còn bảo tồn một kho tàng văn hóa chăm pa cổ đặc sắc, đó chính là hệ thống tượng đá điêu khắc các vị thần linh cũng như được chạm khắc những họa tiết trong tín ngưỡng của người Chăm pa.
Kỹ thuật xây dựng, điêu khắc và chạm trổ của người Chăm Pa quả thật là đã đạt đến mức đỉnh cao, được trang trí tỉ mỉ, sống động như thật, thể hiện niềm tôn kính đối với thần linh, cũng như tin rằng con người sống trong thiên nhiên và vũ trụ luôn có sự giao hòa khăng khít.
Đôi điều bạn cần biết khi đi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn
Hiện nay Thánh địa Mỹ Sơn mở cửa để đón du khách vào tham quan, tìm hiểu và khám phá, với giá vé như sau:
Giá vé dành cho khách Việt Nam: 100,000 đồng
Giá vé dành cho khách nước ngoài: 150,000 đồng
(Giá vé này đã bao gồm phí tham quan và các dịch vụ như phí đi xe điện đến di tích, phí xem biểu diễn nghệ thuật)
Tham quan khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là một phần không thể thiếu trong chuyến du lịch Quảng Nam – Hội An – Đà Nẵng, nếu là một người ưa thích xê dịch và khám phá những điều mới mẻ, bạn có thể tự thuê xe máy để tự di chuyển đến đây, đường đi rất dễ dàng, và giá thuê xe máy cũng khá rẻ. Tuy nhiên hãy nhớ trang bị xăng đầy đủ và theo dõi thời tiết để chuyến đi có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Thu Nguyệt (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Thánh địa Mỹ Sơn với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí mang đậm dấu ấn văn hóa, kiến trúc cổ xưa luôn được xem là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Nam. Và nếu bạn đang có ý định đến khám phá khu di tích nổi tiếng này thì đừng quên đọc những kinh nghiệm tham quan thánh địa Mỹ Sơn chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Giới thiệu đôi nét về thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là một khu di tích lịch sử nổi tiếng nằm tại địa bàn xã Duy Phú, thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam và cách phố cổ Hội An 40 km. Nơi đây bao gồm quần thể nhiều tòa tháp được xây bằng gạch từ thế kỷ thứ 13. Trước kia, nó là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa cổ.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm giữa một thung lũng. Bao bọc xung quanh là những ngọn núi hùng vỹ cao từ 100 cho đến 400 mét. Khung cảnh nơi đây toát lên vẻ huyền bí, tuyệt đẹp, thu hút lượng du khách khổng lồ đến tham quan mỗi năm. Cụm di tích này đã được xếp hạng là 1 trong 10 đền đài nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 1999, tổ chức UNESCO cũng đã công nhận thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa của thế giới. Nếu bạn muốn được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa cổ xưa của cộng đồng người Chăm thì hãy đến tham quan thánh địa Mỹ Sơn nhé.
Những kinh nghiệm tham quan thánh địa Mỹ Sơn cần thiết nhất
Nên đến tham quan thánh địa Mỹ Sơn và thời điểm nào trong năm?
Thời tiết tại Quảng Nam được chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 còn mùa khô thường kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Theo kinh nghiệm tham quan thánh địa Mỹ Sơn, khoảng thời gian lý tưởng nhất để các bạn đến khám phá khu di tích này là từ tháng 2 đến tháng 4. Đây là thời điểm khí hậu tại Quảng Nam khá mát mẻ, dễ chịu, trời không nắng gắt. Hơn nữa, đi vào khoảng thời gian này bạn sẽ có cơ hội tham dự rất nhiều lễ hội với những hoạt động đặc sắc được tổ chức tại thánh địa Mỹ Sơn.
Cách di chuyển đến thánh địa Mỹ Sơn
Cụm di tích này nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 cây số. Có khá nhiều cách bạn có thể lựa chọn để di chuyển đến thánh địa Mỹ Sơn từ Đà Nẵng. Dưới đây là 2 cách phổ biến nhất:
Đây là một cách di chuyển khá tiết kiệm, được nhiều người lựa chọn để di chuyển từ Đà Nẵng đến Mỹ Sơn. Bạn chỉ cần bắt 1 tuyến bus số 06. Xe hoạt động hàng ngày từ 5h30 sáng đến 17h chiều và cứ 30 phút sẽ có một chuyến. Giá vé thường dao động trong khoảng từ 8000đ – 30,000đ/ 1 lượt.
Do quãng đường từ Đà Nẵng đến Mỹ Sơn cũng không quá xa, nên các bạn hoàn toàn có thể tự di chuyển bằng xe máy. Giá thuê xe máy tại Đà Nẵng hiện chỉ khoảng từ 100,000đ đến 150,000đ/ 1 xe/ 1 ngày.
Nếu đi bằng xe máy, bạn xuất phát từ cầu vượt Hòa Cầm, đi theo đường quốc lộ 14B đến đường Nguyễn Trãi – > rẽ trái đi tới bến đò Kiểm Lâm. Bạn mua vé qua phà rồi đi theo đường 537 về phía Nam khoảng 1km sẽ thấy có rất nhiều biển chỉ dẫn đến khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.
Giờ mở cửa và giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn
Giờ mở cửa: từ 6h30 sáng đến 17h chiều tất cả các ngày trong tuần, kể ngày ngày lễ Tết.
Giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn:
Những trải nghiệm thú vị tại thánh địa Mỹ Sơn
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của thánh địa Mỹ Sơn
Đặt chân đến tham quan thánh địa Mỹ Sơn, bất cứ ai cũng sẽ phải ấn tượng trước lối kiến trúc cổ vô cùng độc đáo của nó. Chảy qua giữa cụm di tích là một con suối nước trong vắt. Đây cũng như một đường ranh giới tự nhiên, phân chia thánh địa thành bốn khu vực khác nhau là A, B, C, D. Nằm ở chính giữa là một tòa tháp chính có 2 cửa, mỗi cửa có 8 bậc để đi lên. Xung quanh là những toàn tháp phụ.
Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, qua bao cuộc mưa bom bão đạn nhưng thánh địa Mỹ Sơn vẫn đứng sừng sững ở đó. Vẻ đẹp của nó đã quyến rũ biết bao du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Tham quan bảo tàng tại thánh địa Mỹ Sơn
Đến với thánh địa Mỹ Sơn mà không tham quan viện bảo tàng thì quả là vô cùng đáng tiếc. Bảo tàng này nằm cách quầy bán vé khoảng 100m. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật cổ của thánh địa như: sơn phù điêu, tượng linga, gạch ngói,… Chiêm ngưỡng những hiện vật này, bạn cũng sẽ hiểu hơn về lịch sử và nền văn minh Chăm Pa cổ khi xưa.
Thưởng thức những màn biểu diễn đặc sắc
Một trong những trải nghiệm được du khách rất yêu thích khi tới du lịch thánh địa Mỹ Sơn đó là đón xem các chương trình biểu diễn văn nghệ. Bạn chắc chắn sẽ bị mê hoặc bởi những điệu mua cổ truyền độc đáo, bởi âm thanh rộn ràng của tiếng cồng chiêng cùng nhiều nhạc cụ dân tộc khác.
Trên đây là một vài kinh nghiệm tham quan thánh địa Mỹ Sơn chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có được một chuyến du lịch thật trọn vẹn và đáng nhớ.
Nói đến niềm hy vọng hoặc lòng cậy trông hay đức cậy, tiên vàn chúng ta cảm tạ Chúa vì đã thông ban cho mỗi người Ki-tô hữu chúng ta ba nhân đức đối thần: đức tin, đức cậy và đức ái. Ba nhân đức này được chính Thiên Chúa trao ban, chứ không dựa trên công trạng, thành quả hay tài năng của chúng ta.
Bài viết này bắt đầu với quan điểm của William Wrede (1901) vốn cho rằng tác giả Tin mừng Máccô đã thêm vào những cảnh Đức Giêsu tiên báo việc Ngài bị đóng đinh, và bản văn chỉ ra rằng ngay cả khi Đức Giêsu tiên báo về cái chết của Ngài, các môn đệ vẫn không hiểu được lời tiên báo đó. Tôi đồng ý với Wrede. Hơn nữa, tôi cho rằng một số đoạn mô tả sự chậm hiểu của các môn đệ trong suốt Tin mừng Máccô là một sự dàn dựng của tác giả Tin mừng nhằm giải thích sự thiếu hiểu biết của các môn đệ khi Đức Giêsu tiên báo về cái chết của Ngài.
Chữ nhàn: Từ triết lý Nho-Phật-Lão đến ngữ nghĩa Công giáo
Suy tư về thư của Đức Thánh Cha gửi ngày 20/11/2024, về đổi mới việc nghiên cứu lịch sử của Giáo hội, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập Vatican News, nói Đức Thánh Cha mời gọi các thần học gia nghiên cứu sâu về lịch sử Giáo hội, để hoạt động của Chúa Thánh Thần có thể được mặc khải trọn vẹn.
Lòng biết ơn thường được coi là một cảm xúc dành riêng cho những phúc lành của cuộc sống, những món quà hữu hình hoặc những hành động tử tế mà chúng ta đón nhận từ người khác. Tuy nhiên, có một hình thức biết ơn sâu sắc khác vượt qua ranh giới của chính cuộc sống. Đó là lòng biết ơn đối với người đã khuất. Lòng biết ơn này bắt nguồn từ sự công nhận về cách sống của những người đã qua đời đã định hình, ảnh hưởng và làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta. Những người đã khuất, cho dù họ là thành viên gia đình, bạn bè, người cố vấn hay người của công chúng, đều để lại di sản lan tỏa theo thời gian. Thật cần thiết để dành một khoảng thời gian cho việc khám phá về cách mà lòng biết ơn đối với người đã khuất xuất hiện, từ sự suy ngẫm về cuộc sống của họ, chiều kích tâm linh của cái chết và lời mời gọi yêu mến và tưởng nhớ những người đã khuất.
Trong những ngày đầu mùa hè nắng nóng tại Việt Nam với khá nhiều hoạt động tôn giáo nào là khấn dòng, phong chức, tạ ơn… của các giáo phận và Dòng tu, Văn phòng Loan báo Tin mừng (Office of Evangelization) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đăng cai tổ chức Đại hội Loan báo Tin mừng vùng Đông Nam Á của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với sự tham dự của 8 quốc gia là Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.