Ngày Thành Lập Đảng Liên Xô

Ngày Thành Lập Đảng Liên Xô

Chính phủ Nga ngày nay đã trở nên rất thông thạo trong việc thao túng các thông điệp truyền thông để có lợi cho họ.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Căng thẳng giữa Nga, nước vẫn muốn duy trì vai trò trung tâm và tầm ảnh hưởng của mình, và nhiều nước trong khối Liên Xô cũ vẫn tiếp diễn.

Quan hệ trắc trở giữa Moscow và các quốc gia vùng Baltic, Georgia và gần đây nhất là Ukraine, tiếp tục định hình tình hình địa chính trị ở châu Âu và xa hơn nữa.

Trong nhiều năm, người dân Xô Viết được tuyên truyền rằng phương Tây đang "thối rữa" và người dân phương Tây sống trong đói nghèo và đau khổ dưới các chính phủ tư bản.

Tư tưởng này bị thách thức từ cuối những năm 1980 khi việc đi lại và quan hệ trực tiếp giữa người dân các nước tăng lên.

Các công dân Liên Xô có thể thấy rằng ở nhiều nước, mức sống, quyền tự do cá nhân và phúc lợi xã hội vượt xa ở nước họ rất nhiều.

Họ cũng có thấy được những gì mà chính quyền của họ đã tìm cách giấu nhiều năm bằng cách cấm họ đi nước ngoài, cấm các đài radio nước ngoài (chẳng hạn BBC World Service) và kiểm duyệt sách báo và phim ảnh nước ngoài vào Liên Xô.

Ông Gorbachev có công kết thúc Chiến tranh Lạnh và ngăn mối đe dọa của một cuộc đối đầu hạt nhân bằng cách cải thiện quan hệ với phương Tây, nhưng một kết quả không định trước của mối quan hệ được cải thiện đó là người dân Xô Viết nhận ra cuộc sống của họ nghèo khổ thế nào so với người dân nước khác.

Gorbachev ngày càng được ưa thích ở nước ngoài trong lúc chịu ngày càng nhiều chỉ trích ở trong nước.

Nhân ngày thành lập chính quyền Xô Viết 7/11/1917, nhắc lại 5 lý do vì sao Liên Xô tan rã

Nhân ngày thành lập chính quyền Xô Viết 7/11/1917, mời các bạn đọc lại bài: '5 lý do vì sao Liên Xô tan rã'. Xin nhắc, phải đến năm 1924, Liên bang Xô Viết mới chính thức ra đời, còn ngày 07/11/1917 tức 25/10 theo lịch Nga cũ, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II tuyên bố khai mạc tại điện Smonyl và tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Vladimir Lenin đứng đầu. Châu Âu gọi đây là ngày thành lập nước Nga Xô Viết (Soviet Russia):

Vào ngày 25/12/1991, ông Mikhail Gorbachev chính thức thôi giữ chức tổng thống Liên Xô. Sau đó một ngày, hôm 26/12, quốc hội nước này - Xô Viết Tối cao - chính thức công nhận sự độc lập của 15 quốc gia mới, và kết thúc sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.

Ngọn cờ đỏ với búa liềm, một thời là biểu tượng của một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, được hạ xuống ở Điện Kremlin.

Ông Gorbachev lên nắm quyền năm 1985, khi ông chỉ mới 54 tuổi. Ông bắt đầu một chuỗi các cải cách để đưa sức sống mới vào một đất nước đang bế tắc.

Nhiều người cho rằng những cải cách này, còn được gọi là Perestroika (tái xây dựng và tái cơ cấu) và Glasnost (mở cửa và tự do ngôn luận), đã dẫn đến ngày tàn của đất nước. Những người khác lại cho rằng không có gì cứu vãn được Liên Xô, vì cơ cấu cứng nhắc của nước này.

Trong bài này, chúng tôi xem xét những lý do chính dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, những điều có tác động sâu sắc tới cách nước Nga tự nhìn nhận mình và cách nước này duy trì mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Một nền kinh thế sụp đổ là vấn đề lớn nhất của Liên Xô. Đất nước này đã có một nền kinh tế kế hoạch tập trung, thay vì kinh tế thị trường như ở hầu hết các quốc gia khác.

Ở Liên bang Xô viết, nhà nước quyết định số lượng sản xuất của mỗi mặt hàng (chẳng hạn bao nhiêu xe hơi, bao nhiêu đôi giày hay bao nhiêu ổ bánh mỳ).

Nhà nước cũng quyết định mỗi công dân cần những mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, giá cả hàng hóa cũng như tiền lương người dân nhận được.

Lý thuyết của cách vận hành này là hệ thống này sẽ có hiệu quả và công bằng, nhưng trên thực tế, nó hoạt động một cách chật vật.

Cung luôn không theo kịp cầu và đồng tiền thường không có giá trị.

Nhiều người dân Liên Xô không hẳn là nghèo đói, nhưng đơn giản là họ không thể kiếm được các mặt hàng thiết yếu vì không bao giờ có đủ các mặt hàng này.

Để mua được ô tô, bạn phải có tên trong danh sách chờ hàng năm trời. Để mua áo khoác hay giầy mùa đông, bạn phải xếp hàng nhiều giờ, chỉ để phát hiện khi đến lượt là cỡ của bạn đã hết.

Điều khiến tình hình còn tồi tệ hơn là chi phí lớn cho thám hiểm vũ trụ và chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa người lên vũ trụ và sở hữu một kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo rất tiên tiến. Nhưng điều đó cũng rất tốn kém.

Liên Xô dựa vào nguồn tài nguyên, như dầu khí,để chi trả cho cuộc chạy đua vũ trang, nhưng vào những năm đầu thập kỷ 1980, giá dầu giảm mạnh và tác động lớn đến nền kinh tế vốn èo uột.

Cải cách Perestroika của Gorbachev đưa ra một số nguyên tắc thị trường, nhưng nền kinh tế Xô viết khổng lồ quá cồng kềnh nên không thay đổi nhanh được.

Hàng tiêu dùng tiếp tục khan hiếm, và lạm phát tăng nhanh chóng mặt.

Năm 1990, chính quyền đưa ra cải cách tiền tệ làm xóa sạch các khoản tiết kiệm, dù rất nhỏ, của hàng triệu người.

Sự bất mãn của người dân với chính phủ ngày một lớn.

Tiệp Khắc 1968: Toàn Đảng kháng cự Liên Xô nhưng bất thành

Nhân kỷ niệm 30 năm Cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc, mời các bạn đọc lại bài về Chiến dịch Danube năm 1968, khi 600 nghìn quân Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Hungary và Bulgaria tiến chiếm Tiệp Khắc và ngăn chặn nước này cải cách dân chủ.

Sự kiện 'xâm lăng Tiệp Khắc' đã xảy ra nhanh chóng, chỉ trong hai ngày 20 và 21/08/1968, nhưng để lại dấu ấn sâu sắc cho quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu.

Vào ngày 13/08/1968, TBT Đảng Cộng sản Liên Xô, Leonid Brezhnev gọi điện thoại nói chuyện với TBT Tiệp Khắc, Alexander Dubcek bằng tiếng Nga.

Là người Slovakia, ông Dubcek được cha mẹ đưa sang Liên Xô sinh sống khi mới ba tuổi.

Năm 1938 ông mới về Tiệp Khắc, gia nhập Đảng Cộng sản và phong trào kháng chiến chống phát-xít.

Đầu năm 1968, ông lên làm Bí thư thứ nhất Đảng CS Tiệp Khắc khi mới 47 tuổi.

Nói tiếng Nga như người Nga và luôn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản, Dubcek chỉ muốn chọn con đường cải cách riêng, phù hợp với văn hóa Tiệp Khắc.

Nhưng vài tháng thử nghiệm 'Chủ nghĩa Xã hội có bộ mặt người' (tự do báo chí, hội họp), của ông tại Tiệp Khắc gây lo ngại lớn cho Moscow.

Brezhnev yêu cầu Dubcek sa thải ngay các nhân vật cải cách trong Đảng Cộng sản và phục hồi kiểm duyệt báo chí.

Dubcek đề nghị có thêm thời gian để thực hiện một thỏa thuận đã hứa với Moscow và nói đến tháng 10 sẽ chấn chỉnh xong các vấn đề nội bộ.

Một đoạn trích cuộc điện đàm mà kênh Radio Praha hồi 2003 phát lại có ghi:

Dubcek: "Leonid Ilyich, vấn đề này không thể giải quyết bằng chỉ thị từ trên xuống...Chúng ta cần đợi để cả người Slovak và Czech đồng ý về một giải pháp khả thi. Vì thế điều mà Bộ Chính trị có thể làm được là chỉ thị cho chính phủ và các bộ trưởng chuẩn bị lập luận cho giải pháp cuối cùng và sau đó, muộn hơn mới thực hiện."

Brezhnev: "Muộn hơn là bao giờ?"

Dubcek: "Tháng 10, vào cuối tháng 10."

Brezhnev: "Sasha, tôi biết nói gì đây? Tôi thấy chẳng có gì khác ngoài sự lừa dối. Đây chỉ là thêm một bằng chứng anh đang lừa chúng tôi. Tôi không thể dùng từ khác được. Tôi nói thẳng cho anh biết nhé: nếu anh không giải quyết được vấn đề thì với tôi, Đảng của các anh không còn kiểm soát được tình hình nữa."

Lúc đó, 100 nghìn quân Khối Warsaw đã tập kết ở biên giới chờ lệnh Kremlin mà ông Dubcek không biết gì hết.

Ông phàn nàn và nói với Brezhnev mà ông coi như người anh cả, rằng nếu cần thì ông từ chức, "quay về nghề cũ".

Một tuần sau, Chiến dịch Danube bắt đầu.

Những gì diễn ra sau đó cho thấy một bức tranh rất đặc biệt.

Chủ tịch CHXHCN Liên bang Tiệp Khắc Ludvik Svoboda ra lệnh cho toàn quân không chống cự và ở lại trong doanh trại.

Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ra một thông cáo quan trọng trên đài phát thanh.

Họ lên án cuộc xâm lăng của Liên Xô và đồng minh, gọi đó là hành động "trái hoàn toàn với nguyên tắc quan hệ giữa các nước XHCN, và xâm phạm những yếu tố cơ bản nhất của quan hệ quốc tế".

Đảng Cộng sản Tiệp Khắc cũng kêu gọi mọi công dân "giữ bình tĩnh, không kháng cự quân đội nước ngoài, vì việc bảo vệ biên giới lãnh thổ đã không còn khả thi".

Trong khi đó, đài báo của Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức nói họ vào "trợ giúp ban lãnh đạo Đảng Cộng sản anh em Tiệp Khắc chống lại các phần tử phản động".

Báo Liên Xô có đăng một "giấy mời" không có chữ ký nói là của lãnh đạo Tiệp Khắc đề nghị Moscow vào cứu giúp.

Trong cả cuộc xâm lăng, chừng 135 người Czech và Slovak bị bắn chết, vài trăm người bị thương do đụng độ đường phố hoặc bị xe tăng, xe tải Liên Xô cán chết.

Quân Liên Xô và đồng minh không bắt được nhóm chống đối nào trong dân chúng cả vì thực tế không có tổ chức đối lập, phản loạn nào hết.

Những người bị bắt chính là Alexander Dubcek, thủ tướng Oldrich Cernik, chủ tịch Quốc hội Josef Smyrkovsky.

Họ bị đưa ngay về Moscow bằng máy bay và sự kiện đó không được thông báo cho người dân.

Nhưng các hành động phản kháng bất bạo động diễn ra trên cả nước.

Người dân các nơi xoay biển đường hoặc xóa tên phố để quân đội chiếm đóng lạc lối.

Tường nhà nơi quân Liên Xô đóng xuất hiện các câu như 'Lenin ơi dậy mà xem Brezhnev nó điên rồi này'.

Trong vùng rộng 28 nghìn km2 mà quân Ba Lan làm chủ, buổi đêm có các dòng chữ bằng tiếng Ba Lan trên bạt phủ pháo, trên xe tăng: "Các bạn Ba Lan đang chiếm đóng một nước XHCN".

Vài ngày sau, các hội đồng địa phương và chi bộ Đảng Cộng sản ở các cấp đồng loạt họp và ra các tuyên bố phản đối Khối Warsaw chiếm đóng.

Ngày 22/08, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc họp Đại hội lần thứ 14, phiên bất thường, không tại trụ sở chính mà ở một nhà máy thuộc Praha.

Dù lãnh tụ Alexander Dubcek đã bị Liên Xô bắt đưa đi, các đại biểu vẫn thông qua nghị quyết nói:

"Cộng hòa XHCN Liên bang Tiệp Khắc sẽ không chấp nhận bất cứ một chính quyền, một bộ máy hành chính chiếm đóng nào của quân đội nước ngoài."

Nghị quyết cũng đòi Liên Xô thả những người bị bắt, và yêu cầu để mọi cơ quan nhà nước hoạt động bình thường.

"Tình trạng đất nước như xảy ra ngày 20/08 sẽ không thể tồn tại lâu dài."

Sang ngày 23/08, Tiệp Khắc tổng đình công.

Trong giới quân sự Khối Warsaw bắt đầu thấy sự bất tiện của chiến dịch quân sự không rõ ai là địch.

Ngày 24/08, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Tướng Wojciech Jaruzelski cảm ơn các chiến sỹ, sỹ quan Ba Lan "hoàn thành tốt nhiệm vụ trợ giúp quốc tế".

Đó là dấu hiệu Ba Lan muốn rút quân về, vì ngay trong nước, các cán bộ Đảng, giới trí thức và dư luận thấy xấu hổ vì đã giúp Liên Xô đánh một láng giềng nhỏ hơn.

Nhưng sang tháng 9 Ba Lan vẫn còn quân đóng ở Tiệp Khắc.

Ngày 7/09 một lính Ba Lan say rượu bắn bị thương hai đồng đội và làm chết hai thường dân Czech.

Quân đội Liên Xô cũng có chừng 100 lính thiệt mạng trong suốt thời gian ở Tiệp Khắc mà đa số vì tai nạn xe cộ, trực thăng rơi và bệnh tật.

Quân Hungary có ghi nhận trường hợp bộ đội tự tử.

Tuy thế, Liên Xô vẫn không rút quân về mà tìm kiếm một giải pháp chính trị.

Vài ngày sau cuộc xâm lăng, Brezhnev mời Chủ tịch Svoboda sang Moscow thương nghị.

Phái đoàn Tiệp Khắc, nay gồm cả Alexander Dubcek bị Brezhnev ép phải ký một văn bản chấp nhận để nước họ hoàn toàn phục tùng Liên Xô.

Còn gọi là Moscow Protocol, văn bản này ghi bản chất của chế độ XHCN tại Tiệp Khắc phải là chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng các sử liệu nay cho biết người Tiệp Khắc bị Brezhnev đe dọa sẽ xóa sổ nước họ, tách Slovakia (quê hương ông Dubcek) để nhập vào Liên Xô.

Hai vùng còn lại, Bohemia và Moravia sẽ chỉ còn quy chế tự trị do Liên Xô quản lý.

Để bảo toàn lãnh thổ, ban lãnh đạo Tiệp Khắc đã chấp nhận hoàn toàn.

Ngày 27/08/1968, Alexander Dubcek được cho về Praha để áp dụng các thỏa thuận với Moscow.

Đến tháng 4/1969, ông bị hạ bệ và thay bằng Gustav Husak, một người được Kremlin tin tưởng hơn.

Sau khi rời chức vụ cao nhất trong Đảng, ông vẫn làm chủ tịch nghị viện Liên bang, rồi bị giáng xuống làm đại sứ Tiệp Khắc ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1970, Dubcek bị khai trừ khỏi Đảng, và làm việc trong ngành lâm nghiệp tại Slovakia.

Khi xảy ra Cách mạng Nhung, ông ủng hộ Waclaw Havel và ra tranh cử, được bầu trở lại làm chủ tịch Quốc hội liên bang cuối cùng của Tiệp Khắc.

Ông qua đời năm 1992 và cho đến lúc chết vẫn ủng hộ sự thống nhất của Tiệp Khắc nhưng không thành.

Dư âm của vụ dập tắt Mùa Xuân Praha bằng xe tăng lan rộng ra bên ngoài nước Trung Âu nhỏ bé.

Ở Romania, Nicolae Ceaușescu không chỉ lên đài phê phán mạnh Liên Xô mà còn kêu gọi người dân Tiệp Khắc đấu tranh vũ trang để kháng cự Moscow.

Thủ tướng Trung Quốc, Chu Ân Lai phê phán Kremlin gay gắt và gợi ý người Tiệp mở cuộc chiến du kích chống lại quân đội chiếm đóng.

Albania rút luôn khỏi Khối Hiệp ước Warsaw vì coi nó chỉ là công cụ của Kremlin.

Sau năm 1968, quân Liên Xô vẫn ở lại vùng Đông của Tiệp Khắc cho đến hết Chiến tranh Lạnh và chiến dịch Danube khẳng định sự thắng lợi của đường lối Brezhnev.

Học thuyết 'Brezhnev Doctrine' nói Liên Xô có quyền can thiệp quân sự ở nước ngoài nếu cần để bảo vệ chế độ XHCN.

Về cơ bản, chiến dịch Danube giữ được các quốc gia vệ tinh của Liên Xô cùng một khối nhưng cũng nhưng phá tan phong trào cộng sản châu Âu.

Hừng hực không khí chống Mỹ và cuộc chiến của Tổng thống Johnson ở Việt Nam, trí thức Pháp, Đức, Anh sững người thấy Liên Xô vung roi sắt đánh Tiệp Khắc.

Tiêu biểu nhất là Jean-Paul Sartre, trí thức thiên tả hàng đầu của Pháp, người đã thất vọng với Liên Xô năm 1956 sau vụ đàn áp khởi nghĩa Budapest.

Nhưng Mùa Xuân Praha khiến Sartre hoàn toàn đoạn tuyệt với đường lối Leninist-Marxist của Moscow và dành trí tuệ của mình cho "giới trẻ cách mạng ở Pháp".

Các đảng cộng sản Pháp, Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha, Hy Lạp hoặc phản đối Liên Xô hoặc bị chia rẽ nghiêm trọng.

Những nhân vật trẻ xoay sang ủng hộ mô hình 'Cộng sản châu Âu' (Eurocommunism), nói rằng cần đi lên CNXH 'trong hòa bình, đa nguyên'.

Đây là sự bác bỏ chủ thuyết của Lenin để trở về gần với gốc châu Âu ban đầu của phong trào XHCN theo Quốc tế II là đấu tranh nghị trường.

Chủ nghĩa cộng sản theo mô hình Moscow ở châu Âu như thế đã bị chính Brezhnev phá tan, nhiều thập niên trước khi Liên Xô tan rã.

Nhưng tác động của chiến dịch Danube ở châu Á cũng sâu rộng không kém.

Hà Nội giữ quan điểm ủng hộ chiến dịch của Liên Xô chống "bọn phản cách mạng".

Nhưng Trung Quốc thực sự lo sợ Liên Xô dùng Học thuyết Brezhnev để xâm lăng nước họ.

Hàng trăm nghìn quân Liên Xô đã sẵn sàng ở biên giới với Trung Quốc và đài báo Liên Xô công khai nói Trung Quốc phản bội 'chủ nghĩa xã hội thực thụ'.

Mùa Xuân Praha xảy ra vào lúc Trung Quốc bước vào Cách mạng Văn hóa Vô sản được hơn 2 năm và mâu thuẫn Trung - Xô lên cao.

Một số sử gia nay cho rằng nỗi lo sợ bị Moscow đánh đã tạo khiến Mao tăng cường quân bị và thanh trừng nhiều nhân vật cao cấp trong Trung ương Đảng.

Trung ương Đảng khóa 9 của Trung Quốc chỉ bầu chọn lại 1/3 ủy viên trung ương khoá cũ.

Hơn 2/3 ủy viên trung ương mới năm 1969 là tướng tá.

Cuộc thanh trừng Lâm Bưu và Lưu Thiếu Kỳ cũng được cho là để đảm bảo an toàn nội bộ, không ai có thể "mời Liên Xô" vào can thiệp.

Có ý kiến nói vụ Praha 1968 đã khiến Đặng Tiểu Bình dám đem quân đánh Việt Nam, trên lý thuyết để trừng phạt Hà Nội đi theo đường lối "sai trái" về CHXH.

Leonid Brezhnev qua đời năm 1982 nhưng phải đến năm 1988, Mikhail Gorbachev mới tuyên bố từ bỏ học thuyết ngoại giao - quân sự này.

Vào lúc đó, cuộc chiến Afghanistan đã gây thiệt hại lớn cho Liên Xô.

Việc hỗ trợ Cuba can thiệp vào châu Phi, và cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia cũng góp phần làm ngân sách Kremlin kiệt quệ.

Xem thêm về Đông Âu và Liên Xô:

Trong 60 năm tiếp theo, mọi sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam đều chỉ đem lại lợi ích cho người Pháp và một số rất nhỏ người Việt thân Pháp. Mặc dù nhà máy, đường sắt, cảng biển… mọc lên, mang đến công nghiệp hiện đại, nhưng tất cả đều để giúp khai thác và vận chuyển hàng hóa về “mẫu quốc” được thuận lợi hơn. Tính đến năm 1930, nhờ các kỹ sư thủy lợi Pháp, diện tích đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 4 lần. Tuy nhiên, bình quân lượng gạo người nông dân được hưởng lại giảm đi do người Pháp và địa chủ người Việt tịch thu phần lớn.

Năm 1889, tại miền Trung nước Pháp, công ty sản xuất lốp xe Michelin ra đời. Công ty vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới nhờ đón đầu sự bùng nổ của ngành công nghiệp xe hơi đầu thập niên 1920. Để có được thành công ấy, Michelin mở nhiều đồn điền khổng lồ ở Nam Bộ, cung cấp hàng chục nghìn tấn cao su mỗi năm cho nhà máy của mình ở Pháp. Hàng trăm nghìn nông dân bị đẩy vào các đồn điền này bằng họng súng hoặc sự lừa dối, bị vắt kiệt sức trong điều kiện làm việc như địa ngục trần gian. Ngoài ra, người Pháp tăng cường lập ra các đồn điền chè, cà phê… tại những vùng có điều kiện lý tưởng, trên ruộng đất tước đoạt của nông dân.

Người Pháp tuyên bố rằng, nhờ họ mà “xứ An Nam” lạc hậu mới có trường học, bệnh viện, người dân mới được tiếp cận văn hóa, tư duy cấp tiến của phương Tây. Tuy nhiên, số liệu của Pháp lại cho thấy, tới năm 1939, 80% trên tổng số hơn 20 triệu người dân Việt Nam mù chữ; chỉ 15% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; toàn Đông Dương có duy nhất một trường đại học với chưa đầy 700 sinh viên, được đào tạo để phục vụ cho Pháp. Về y tế, ở Việt Nam khi đó chỉ có 2 bác sĩ/100.000 dân, trong khi con số này là 76 ở Nhật Bản và 25 ở Philippines.

Nhưng chính trong công cuộc khai thác thuộc địa ấy, lực lượng nòng cốt cho cách mạng giải phóng dân tộc đã ra đời. Giai cấp công nhân, xuất phát từ những người nông dân bị Pháp đẩy vào nhà máy, hầm mỏ… được tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến. Giới chủ Pháp đào tạo họ về tính tập thể, tổ chức, kỷ luật để phục vụ khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, đó chính là những năng lực tiềm tàng để lãnh đạo nhân dân sau này. Nền giáo dục thuộc địa Pháp là “cái nôi” của rất nhiều người sau này tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chèo lái cách mạng, như: Trần Phú, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…

Trước kia, những phong trào khởi nghĩa vũ trang đều hướng về khôi phục chế độ phong kiến, không hiệu triệu được những người sinh ra và lớn lên trong thời thuộc địa. Các phong trào dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ 20 tuy nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng lại phân tán, thiếu lý tưởng đấu tranh phù hợp với nhân dân. Nhưng từ năm 1930 trở đi, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh theo cách khác. Cán bộ cách mạng thâm nhập trực tiếp vào tầng lớp lao động trong bộ máy khai thác thuộc địa. Họ cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với công nhân, từ đó lôi cuốn nông dân, trí thức, đánh thức tinh thần đấu tranh của nhân dân ngay trong lòng xí nghiệp, đồn điền Pháp.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào lớn đã ngay lập tức nổ ra, trong đó nổi bật nhất phải kể đến phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh và Phú Riềng Đỏ. Khắp 3 miền, những người nông dân, công nhân mỏ than, dệt may, cao su… không chỉ vùng lên chống lại những người cai trị họ mà còn lập ra các ban lãnh đạo, thậm chí cả chính quyền hoàn chỉnh của nhân dân.

Bất ngờ trước sự tổ chức, quy mô và tiếng vang của những cuộc đấu tranh này, phải đến năm 1931 chính quyền thực dân mới đàn áp được các phong trào và tái thiết lập quyền kiểm soát. Theo Joseph Buttinger, một trong những tác giả nước ngoài nổi tiếng nhất viết về Việt Nam, 1931 là năm đen tối nhất đối với Pháp trong lịch sử đô hộ Việt Nam.

Để giữ thuộc địa bằng mọi giá, chính quyền thuộc địa đã thi hành hàng loạt biện pháp, từ mị dân đến vũ lực để duy trì trật tự xã hội theo ý chí của mình. Trải qua thêm 15 năm đấu tranh giành độc lập và 9 năm chống thực dân Pháp quay lại xâm lược, nhân dân Việt Nam đã gỡ bỏ ách đô hộ kéo dài nhiều thập kỷ. Đó cũng là “cơn địa chấn” đầu tiên đánh đổ hệ thống thuộc địa của “đế chế Pháp”. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định, chủ nghĩa thực dân mà nước Pháp theo đuổi trong quá khứ là “sai lầm nghiêm trọng, là lỗi của nền cộng hòa”.

Vào năm 1922, Liên Xô ra đời và được chính thức tuyên bố là một “nhà nước thống nhất đơn nhất” gồm 4 nước cộng hòa Xô viết XHCN thành viên (Nga, Ukraine, Belorussia, và Ngoại Kavkaz). Lúc ấy nhiều người trên thế giới đã rất ngạc nhiên và tự hỏi “Vì sao những người Bolshevik lại tái lập Đế chế Nga mà họ đã phá hủy theo nghĩa đen?”.

Tuy nhiên việc tạo ra Liên Xô (viết tắt của Liên minh Xô viết - ở Việt Nam, thuật ngữ này thường được dịch thành “Liên bang Xô viết” - ND) không phải là điều xảy ra trong chốc lát và không đơn giản như vậy.

Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Liên Xô

Khi xây dựng đề án Liên Xô, Lenin và Stalin có những cách tiếp cận khác nhau.

Sau năm 1918, hầu hết các bộ phận cũ trong Đế chế Nga đã trở thành các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Ý tưởng của Joseph Stalin là sáp nhập thẳng các nước cộng hòa Xô viết còn lại này vào Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga, với một chính phủ trung ương hóa và một hệ thống luật pháp chung cho tất cả các nước thành viên.

Điều thú vị ở đây là: Năm 1922, Stalin là Dân ủy (tức Bộ trưởng) phụ trách các vấn đề dân tộc của Cộng hòa Nga Xô viết. Chính ông cùng với Vladimir Lenin, vào ngày 3/11/1917, ký “Tuyên bố về Quyền của các Dân tộc trong nước Nga”, trong đó có chi tiết “Quyền của các dân tộc Nga được tự do tự quyết, thậm chí tới mức độ ly khai và hình thành một nhà nước độc lập”. Nhưng giờ đây, Stalin chủ trương ngược lại điều này.

Lenin phản đối dữ dội ý tưởng về một nhà nước tập quyền, coi đó là phi dân chủ. Ông gợi ý các nước Cộng hòa độc lập sẽ liên hiệp lại trên cơ sở các quyền bình đẳng, duy trì chính quyền tương ứng của mình. Các nguồn tin cho hay Lenin thậm chí còn thực sự tính đến một Liên minh Xô viết rộng lớn hơn nữa, bao gồm cả nhiều nước của châu Âu và châu Á.

Mục đích của việc hình thành Liên Xô là gì?

Sử gia Alexander Orlov cho biết, đảng Bolshevik hiểu rằng họ có thể thống nhất các đơn vị hành chính cũ của Đế chế Nga thành một nhà nước đơn nhất “với vị thế tốt hơn trước môi trường “tư bản chủ nghĩa” thù địch”. Nhưng dường như Liên minh cần thiết cho điều đó thì đã tồn tại sẵn trước khi Liên Xô chính thức ra đời. Cụ thể như thế nào?

Năm 1920, các hiệp ước đoàn kết đã được ký giữa Nga và Ukraine, vào năm 1921 là giữa Nga và Belarus, và sau đó là với các nước cộng hòa vùng Kavkaz. Theo các hiệp ước, Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga giành được quyền đại điện cho tất cả các nước cộng hòa khác trong quan hệ với quốc tế và ký các tài liệu ngoại giao nhân danh họ.

Tương tự, 7 Bộ Dân ủy quan trọng nhất – Quốc phòng, Kinh tế quốc dân, Thương mại, Tài chính, Lao động, Đường sắt, Bưu chính và Điện tín, đều đã được trung ương hóa, nghĩa là các Bộ Dân ủy của Nga đều quản lý các lĩnh vực tương ứng không chỉ ở Nga mà còn ở các nước Cộng hòa XHCN khác nữa.

Về mặt chính thức, Liên Xô (Liên minh Xô viết) được thành lập vào ngày 30/12/1922, khi Hiệp ước về Thành lập Liên Xô (ký giữa Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga, Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz, Cộng hòa XHCN Xô viết Ukraine, và Cộng hòa XHCN Xô viết Belorussia) đã được Đại hội Xô viết toàn Liên minh lần thứ nhất thông qua.

Lenin muốn tạo ra Liên Xô làm cơ sở cho sự đoàn kết trong tương lai tất cả các nước XHCN vào một nước Cộng hòa Xô viết XHCN Thế giới. Ít nhất đó là điều mà Hiến pháp Liên Xô (31/1/1924) tuyên bố. Nhưng cuối cùng, phương án của Stalin về xây dựng Liên Xô thành một nhà nước tập quyền đã thắng thế.

VOV.VN - Từng là siêu cường thứ 2 thế giới với nhiều thành tựu về khoa học-công nghệ nhưng Liên Xô đã phải nhiều lần chật vật trên mặt trận kinh tế rồi sụp đổ.

Những bước phát triển khác dẫn Liên Xô theo hướng trên

Vào năm 1925, Đảng Cộng sản của nước Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga trở thành Đảng Cộng sản Toàn Liên minh (Bolshevik) và Stalin làm Tổng bí thư của đảng này. Ngay từ năm 1927, Đại hội 15 của Đảng Cộng sản Toàn Liên minh đã phê chuẩn kế hoạch tập thể hóa. Điều đó có nghĩa rằng từ giai đoạn này, đảng cộng sản cầm quyền đã hoàn thành và chỉ đạo các quyết định của chính quyền trung ương.

Nhiều lãnh thổ trước đây của Đế chế Nga không lập tức trở thành một bộ phận của Liên Xô vào năm 1922 mà “gia nhập” sau đó. Các nước cộng hòa mới này đều chịu sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Toàn Liên minh.

Năm 1925, các nước Cộng hòa XHCN Xô viết Uzbekistan và Turkmenistan gia nhập Liên Xô; năm 1929, Cộng hòa XHCN Xô viết Tajikistan; năm 1936, các nước Cộng hòa XHCN Xô viết Kazakhstan, Kyrgyzstan, Gruzia, Azerbaijan, và Armenia; năm 1940, các nước Cộng hòa XHCN Xô viết Latvia, Litva, Estonia, và Moldova. Vào năm 1940 có 16 nước Cộng hòa trực thuộc Liên Xô.

Tất cả 16 nước này (đến năm 1956 thì chỉ còn 15 nước - ND) đều chịu sự chỉ đạo từ trung tâm, đó là Moscow, nơi đặt trụ sở của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, với người đứng đầu là Tổng bí thư./.