Sàn Giao Dịch Thương Mại Điện Tử

Sàn Giao Dịch Thương Mại Điện Tử

SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LẠNG SƠNQuyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 02/4/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ: Số 21 Đường Lý Thái Tổ, Phường Đông Kinh, TP. Lạng Sơn, Lạng Sơn ÐT: 02053.873.142/Fax: 02053.873.142 - Email: [email protected]

Bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử lúc này liệu có quá trễ?

Câu trả lời là: Không. Vẫn chưa quá trễ để bắt đầu kinh doanh trực tuyến, vì khi người tiêu dùng dần thấy thoải mái hơn với việc mua hàng online, thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục phát triển.

không quá khó như bạn có thể đang e ngại. Hãy cứ mạnh dạn thử bán hàng trên Amazon để xem ý tưởng của bạn có tiềm năng hay không. Với

, bạn có thể bán hàng trực tuyến và trả phí trên mỗi đơn hàng. Đây là lựa chọn lý tưởng nếu bạn vẫn đang trong quá trình lựa chọn sản phẩm mình sẽ bán.

Với các chủ doanh nghiệp và doanh nhân đã sẵn sàng bắt đầu,

sẽ giúp bạn truy cập vào các công cụ bán hàng nâng cao. Với mức phí định kỳ hằng tháng, bạn sẽ có quyền sử dụng các tính năng như quảng cáo và khuyến mại, giúp tăng tần suất người mua hàng nhìn thấy thương hiệu và sản phẩm của bạn, cải thiện doanh thu.

Hỗ trợ người bán: Bạn không phải tự mình làm hết

Amazon có sẵn một Mạng lưới Cung cấp Dịch vụ (Service Provider Network) gồm các bên đối tác đáng tin cậy sẽ giúp bạn xử lý đến những chi tiết nhỏ khi điều hành cửa hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ này còn có thể hỗ trợ bạn trong việc tạo các trang sản phẩm, kế toán, quảng cáo và hơn thế nữa.

3. Tiếp thị truyền thông xã hội

Với việc đại đa số người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội mỗi ngày, việc thêm thông tin về một vài kênh mạng xã hội vào các chương trình khuyến mãi và quảng bá của bạn có thể giúp nâng cao nhận diện về thương hiệu và sản phẩm. Để tận dụng tối đa thời gian và công sức, bạn nên xây dựng một chiến lược truyền thông trên mạng xã hội để quảng bá cho cửa hàng của mình, tương tác với người dùng, theo dõi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và đăng nội dung đều đặn. Hãy lên một kế hoạch rõ để đảm bảo thành công.

1. Kinh doanh thương mại điện tử (Ecommerce Business) là gì?

Kinh doanh thương mại điện tử là một mô hình mà người mua và người bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ với người tiêu dùng qua Internet. Hai mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến là thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) và giữa Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C).

2. Thương mại điện tử B2B (Business to Business)

Người bán B2B tập trung vào việc bán các sản phẩm mà các doanh nghiệp khác có thể cần, thông thường là phần cứng, phần mềm và vật dụng văn phòng. Nó bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế. Mặc dù nhóm khách hàng tiềm năng có thể nhỏ hơn so với khi bán cho người tiêu dùng cá nhân, người mua doanh nghiệp có thể mua hàng định kỳ với số lượng lớn.

3. Thương mại điện tử B2C (Business to Customer)

Người bán B2C tập trung vào việc bán hàng cho người dùng cá nhân (hoặc người dùng cuối), định giá, tiếp thị và vận chuyển sản phẩm để thúc đẩy doanh số bán sản phẩm. Mặc dù người dùng cuối có thể không mua hàng với số lượng lớn như doanh nghiệp, nhưng số lượng khách hàng thường sẽ bù được cho lượng hàng bán ra trên từng đơn nhỏ hơn so với khách hàng doanh nghiệp.

4. Amazon là mô hình B2B hay B2C? Cả hai.

Dù Amazon thường được coi là một kênh B2C, hơn 1 triệu doanh nghiệp tìm nguồn cung cấp sản phẩm thông qua các cửa hàng của chúng tôi, trong đó có tới 55 trên 100 công ty hàng đầu thế giới do Fortune xếp hạng. Nếu bạn đã dùng Amazon để mua sắm cho các nhu cầu cá nhân của mình, tại sao không tận dụng để tìm các sản phẩm doanh nghiệp mình đang cần một cách dễ dàng?

Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô — từ công ty độc quyền đến các doanh nghiệp lớn, tổ chức chính phủ, trường học và tổ chức chăm sóc sức khỏe — đều tìm thấy sản phẩm họ cần trên Amazon Business.Các doanh nghiệp nhỏ phát triển mạnh trên Amazon Business, chiếm 50% trong tổng số 10 tỷ đô la doanh số bán hàng B2B hàng năm thông qua Amazon. Nếu bạn là nhà cung cấp B2B, việc thêm Amazon vào chiến lược bán hàng có thể giúp bạn tiếp cận nhiều người mua doanh nghiệp hơn.

5. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là gì?

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình nâng cao số lượng và chất lượng lượt truy cập vào trang web của bạn thông qua các kết quả công cụ tìm kiếm tự nhiên (không phải trả tiền). Chúng ta đều sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến để tìm những gì mình cần. SEO liên quan đên nhiều yếu tố, nhưng đây là ba khía cạnh cơ bản mà doanh nghiệp online của bạn nên có:

6. Thử nghiệm A/B (A/B testing) là gì?

Thử nghiệm A/B cho phép bạn xác định trải nghiệm người dùng nào sẽ giúp chuyển đổi nhiều khách hàng hơn. Thử nghiệm A/B là việc chạy hai phiên bản của một trang web cùng lúc để đo lường xem phiên bản nào hiệu quả hơn, bằng cách kiểm tra nhiều yếu tố cùng một lúc để có kết quả rõ ràng. Chủ sở hữu thương hiệu đủ điều kiện có thể chạy thử nghiệm A/B cho nội dung trên các trang chi tiết sản phẩm Amazon của họ, và sẽ sớm kiểm tra được độ hiệu quả của các tiêu đề sản phẩm và tính năng được liệt kê.

Từ năm 2000, những nhà bán hàng cá nhân và chủ sở hữu thương hiệu độc lập đã sử dụng Amazon để phát triển kinh doanh. Amazon được tiếp sức nhờ các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, những người đã tận dụng được nguồn khách hàng lớn và đa dạng đến với các cửa hàng của chúng tôi. Chương trình bán hàng của chúng tôi được xây dựng để giúp người bán mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mua sắm nhất có thể.

Tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới, bao gồm 150 triệu thành viên Amazon Prime thích mua sắm trên Amazon.

Từ 39,99+ đô la/tháng+ khoản phí khác

Hướng dẫn từ A - Z các bước bán hàng trên Amazon!

Ngày 9/4 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (Trung tâm QCC – trực thuộc Vusta) và Tập đoàn Tín Thành đã tiến hành Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm và công bố sàn giao dịch NFT thương mại tín chỉ carbon toàn cầu.

Giám đốc Trung tâm QCC Tạ Quang Kiên và Chủ tịch Tập đoàn Tín Thành Trần Đình Quyền tiến hành kí kết

Theo Ban tổ chức, trong các phiên làm việc đo đạc, lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho các dự án của Tập đoàn Tín Thành, đoàn chuyên gia và các kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo đạc thu thập số liệu tại các nguồn phát thải, các bể hấp thụ và thu thập các số hiệu sử dụng năng lượng để đảm bảo các nguyên tắc của việc Lập báo cáo kiểm kê.

Song song với việc thực hiện đo đạc, lập báo cáo, Trung tâm QCC và Tập đoàn Tín Thành đã ký kết hợp tác thương mại hoá tín chỉ carbon trên sàn giao dịch Singapore, đặt nền tảng cho sự mua bán, giao dịch tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam,

Từ đây các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với các tín chỉ carbon thông qua sàn giao dịch quốc tế để góp phần thực hiện vào mục tiêu chung quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Thương mại hóa tín chỉ Carbon mang lại những lợi ích rõ ràng cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa đi khắp nơi trên thế giới. Bằng cách tham gia vào thị trường tín chỉ Carbon, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu dấu ấn carbon của mình một cách hiệu quả, từ đó nâng cao uy tín về môi trường và giữ vững cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đại diện Hội đồng Năng lượng Thế giới tại Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Thúy và Chủ tịch Tập đoàn Tín Thành Trần Đình Quyền tiến hành kí kết

Trong khuôn khổ chương trình, Uỷ ban Việt Nam của Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC VN) cũng đã đồng hành để hỗ trợ phát triển, truyền thông trong các hoạt động của Trung tâm QCC và Tập đoàn Tín Thành. Với cam kết của mình, WEC VN sẽ tiếp cận những chương trình, kế hoạch của Hội đồng Năng lượng Thế Giới và thông qua các thành viên Hội đồng để hợp tác, kêu gọi đầu tư cho các dự án năng lượng của chương trình nhằm năng cao năng lực cho Doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Phát biểu tại lễ kí kết, ông Trần Đình Quyền, Chủ tịch Tập đoàn Tín Thành chia sẻ:  Trong một thời đại mà trách nhiệm môi trường đang dần trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư, việc áp dụng tín chỉ Carbon có thể giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và mở rộng tầm nhìn thị trường của mình. Tập đoàn Tín Thành đã công bố giao dịch tín chỉ carbon số tại thị trường Singapore và kích hoạt giao dịch NFT, đây là sản phẩm của việc áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số vào trong Doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ blockchain trong mua bán, giao dịch tín chỉ carbon. Doanh nghiệp sẽ nhận được mã tài sản không thể thay thế trên blockchain – TTG NFT thông qua một trong những sàn giao dịch NFT lớn trên toàn cầu, mang đến những giao dịch thuận tiện cùng nhiều ưu đãi cho khách hàng của Tập đoàn Tín Thành.

Chủ tịch Tập đoàn Tín Thành Trần Đình Quyền phát biểu tại lễ kí kết

Việc hợp tác với Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon Chất lượng (TTS) mang lại lợi ích kép của việc giảm lượng khí thải carbon và mở ra những cơ hội mới cho thương mại và đầu tư. Bằng cách tận dụng nền tảng TTS, các doanh nghiệp có thể cùng nhau giảm lượng khí thải carbon hàng tỷ tấn mỗi năm, từ đó đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, TTS còn tạo điều kiện cho việc giao dịch tín chỉ Carbon một cách minh bạch và hiệu quả trên toàn cầu, đồng thời tiên phong tích hợp Các Phiên không thể chuyển đổi (NFTs) vào các giao dịch tín chỉ Carbon. Phương pháp đổi mới này không chỉ tăng cường tính thanh khoản và khả năng theo dõi của tín chỉ Carbon mà còn mở ra những cơ hội mới trong tài chính và đầu tư bền vững.Hơn nữa, việc hợp tác với Sàn giao dịch. Bằng cách chấp nhận giao dịch tín chỉ Carbon, các doanh nghiệp không chỉ tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu mà còn đóng góp vào nỗ lực chung của chúng ta trong việc chống lại biến đổi khí hậu – Ông Trần Đình Quyền nói.