Nên định cư nước nào ở châu Âu? Như bạn đã biết, nhờ vào sự đa dạng của nền văn hóa, lịch sử và chất lượng cuộc sống cao cùng tiềm năng phát triển kinh tế tốt, Châu Âu là điểm đến hấp dẫn với nhiều người nước ngoài. Việc chuyển đến định cư Châu Âu vừa thú vị nhưng cũng mang nhiều nỗi lo lắng. Vì vậy, để giúp quý vị xóa tan nỗi lo ấy, dưới đây là gợi ý 5 quốc gia có chất lượng sống cao và tiềm năng phát triển kinh tế lớn.
Định cư Châu Âu – Lợi ích và cơ hội
Giải đáp cho sự phân vân về việc nên định cư nước nào ở Châu Âu. Lựa chọn phù hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích và cơ hội cho quý vị, cụ thể như sau:
Châu Âu nổi tiếng với chất lượng cuộc sống cao. Các quốc gia trong khu vực này thường có hệ thống chăm sóc y tế tốt, giáo dục chất lượng, môi trường an ninh, và cơ sở hạ tầng phát triển. Tỷ lệ tội phạm tại một số quốc gia được đánh giá là thấp nhất thế giới. Các thành phố lớn của Châu Âu cũng nổi tiếng với văn hóa, lịch sử và hoạt động nghệ thuật sôi động.
Bên cạnh đó, định cư ở Châu Âu, quý vị có quyền tự do di chuyển và sinh sống tại bất kỳ quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia lớn khác. Điều này mang lại sự thuận tiện và linh hoạt nếu quý vị muốn khám phá và trải nghiệm nhiều quốc gia khác nhau.
Định cư Châu Âu mở ra cơ hội đầu tư và kinh doanh trong thị trường phát triển lớn. Các quốc gia châu Âu có môi trường kinh doanh ổn định, chính sách thuế hấp dẫn và quy định rõ ràng, minh bạch tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ.
Không chỉ vậy, Châu Âu có nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người nước ngoài. Các ngành công nghiệp như công nghệ thông tin, y tế, kỹ thuật, tài chính và du lịch đều đang phát triển. Nếu quý vị có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp thì rất dễ tìm được công việc tại quốc gia Châu Âu.
Top 5 nước nên định cư nhất Châu Âu
Dựa vào bảng xếp hạng Expat Essentials và InterNations, xét đến yếu tố chất lượng cuộc sống và tiềm năng kinh tế, người nước ngoài nên lựa chọn định cư ở các nước sau khi quyết định định cư ở Châu Âu nhập cư bởi chất lượng cuộc sống cao và tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ:
Vào năm 2023, đối với người nước ngoài, Tây Ban Nha được đánh giá là quốc gia đáng sống nhất Châu Âu. Chất lượng sống cao, cơ hội phát triển nghề nghiệp và người dân thân thiện đã thu hút nhiều người nước ngoài đến đây nhập cư.
Hầu hết người nhập cư đến đây sinh sống và làm việc cho rằng họ có thể cân bằng được cuộc sống với công việc. 88% người nhập cư ấn tượng với văn hóa của Tây Ban Nha, đặc biệt là trong lĩnh vực thể thao và cuộc sống về đêm.
Những người mới nhập cư thường thích khí hậu nơi đây bởi vì có nhiều ngày nắng và mùa đông khá dễ chịu.
Đất nước này là một trong số các quốc gia Châu Âu có thể duy trì được sự cân bằng về chất lượng cuộc sống cao và chi phí sinh hoạt phải chăng. Thêm vào đó, đây là nơi phù hợp cho giới trẻ và những người làm việc từ xa.
Hơn 3/4 người nhập cư cho rằng họ cảm giác sống ở đây như ở nhà và khoảng 80% đánh giá rằng dân bản địa luôn chào đón khi họ tới đây sinh sống. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước tại quốc gia này khá quan liêu, gây nhiều khó khăn cho người nước ngoài trong trường hợp cần giải quyết giấy tờ (nếu có).
Ngoài ra, một số người nước ngoài cũng chia sẻ rằng triển vọng nghề nghiệp tại quốc gia này không cao, nhưng 78% người nước ngoài nói rằng thu nhập của họ từ công việc từ xa đủ để họ trang trải cho cuộc sống khá thoải mái tại quốc gia này.
Khoảng 5 năm trở lại đây, Phần Lan được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới vì hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giáo dục chất lượng được miễn phí hoàn toàn. Quốc gia này cũng có tỷ lệ tội phạm thấp nhất khu vực. Đây là quốc gia phù hợp nhất với cuộc sống của các gia đình.
Quan trọng nhất, khi làm việc ở Phần Lan, quý vị có triển vọng nghề nghiệp và mức lương cao hơn.
Là một trong các quốc gia nhỏ nhất Châu Âu với chất lượng cuộc sống tốt nhất. Sinh sống và làm việc ở đây mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người nước ngoài với thời gian thong thả hơn. Nhiều công ty và tổ chức quốc tế làm việc tại quốc gia này bởi vì đất nước có hệ thống tài chính khá vững mạnh. Mức độ tham nhũng thấp và chính sách thuế thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có thể phát triển hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.
80% người nước ngoài cho rằng họ khá hài lòng khi được cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân tại đất nước này. Đồng thời, người nước ngoài thường là người giữ vị trí lãnh đạo tại quốc gia với mức lương cao.
Tỷ lệ tội phạm tại quốc gia này khá thấp. Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng tại quốc gia phát triển tốt. Chi phí sinh hoạt ở đây ở mức chấp nhận được so với nhiều quốc gia khác ở phía Tây Âu.
Mời quý vị xem thêm: 9 Chương trình đầu tư định cư Châu Âu phổ biến nhất 2024
Định cư Châu Âu cần lưu ý điều gì?
Mỗi quốc gia đều có quy định và quy trình định cư Châu Âu riêng. Việc nắm vững yêu cầu và quy trình này là rất quan trọng trước khi bắt đầu định cư tại đây. Cụ thể:
Để không bị sốc khi chuyển đến sinh sống tại nơi ở mới, quý vị cần tìm hiểu văn hóa, nếp sống và cả ngôn ngữ của quốc gia sở tại. Dù một số quốc gia không bắt buộc quý vị phải có khả năng ngôn ngữ bản địa, nhưng để dễ hòa nhập với cuộc sống mới và người dân nơi đây, quý vị nên trang bị kiến thức cơ bản về ngôn ngữ bản địa. Điều này cũng giúp quý vị dễ dàng kết nối xã hội và mở ra các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Mỗi quốc gia có giá trị tập quán và thói quen văn hóa riêng nên hiểu và tôn trọng văn hóa địa phương là rất quan trọng để tạo sự tương tác và giao tiếp hiệu quả với cộng đồng, tạo sự gắn kết với người dân địa phương và xây dựng mối quan hệ tốt hơn trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Trước khi định cư, hãy lập kế hoạch tài chính chi tiết để đảm bảo quý vị có thể đáp ứng điều kiện đầu tư và các chi phí hồ sơ cũng như chi phí sinh hoạt để bắt đầu cuộc sống mới tại đây.
Ngoài ra, quý vị cần xem xét thêm nguồn thu nhập tiềm năng sau khi định cư và đặc biệt là hệ thống thuế (bao gồm thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế bất động sản và các khoản đóng góp xã hội) tại quốc gia ấy. Nắm rõ các quy tắc này giúp quý vị quản lý tài chính một cách hiệu quả và tránh các rủi ro pháp lý, tài chính không mong muốn.
Hệ thống phúc lợi xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ hưu trí và các khoản trợ cấp xã hội. Đây là quyền lợi của quý vị khi định cư Châu Âu, do đó hiểu và nắm rõ để không thiệt thòi khi quyết định bắt đầu cuộc sống mới tại đây.
Với chia sẻ về 5 quốc gia có chất lượng cuộc sống cao và tiềm năng kinh tế tốt nhất để định cư Châu Âu, chúng tôi hy vọng cung cấp thông tin cần thiết để quý vị có thể đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp cho câu hỏi “nên định cư nước nào ở Châu Âu”. Danh sách này có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy để cập nhật kịp thời và đưa ra lời khuyên phù hợp, quý vị có thể liên hệ với đội ngũ chuyên viên của SI Group để được hỗ trợ tốt nhất.
Trong kho tàng tư liệu phương Tây viết về lịch sử - văn hóa Việt Nam truyền thống, chúng ta có thể phân biệt nhiều thế hệ tác giả. Thế hệ thứ nhất là các nhà du hành, thương nhân, giáo sĩ phương Tây đã từng đến hai miền lãnh thổ Đại Việt (Đàng Ngoài và Đàng Trong) trong những thế kỷ XVII-XVIII như các tác giả A. de Rhodes, S. Baron, W. Dampier, C. Borri, P. Poivre, J. Barrow...
Thế hệ thứ hai là các tác giả (chủ yếu là người Pháp) có thời gian sinh sống ở Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XIX, trong và ngay sau cuộc xâm lược của Pháp, bao gồm các sĩ quan, phóng viên, quan chức cai trị như G. Aubaret, J. Boissière, Hocquard, J. Silvestre, Luro...
Thuộc thế hệ thứ ba, ta có thể kể đến các cha cố, nhà giáo, nhà nghiên cứu, học giả đã từng làm việc ở thuộc địa Đông Dương những thập niên đầu thế kỷ XX như L. Cadière, G. Dumoutier, Pelliot, H. Maspéro, Ch.B. Maybon... Từ đó đến nay, còn tiếp nối những thế hệ thứ tư, thứ năm nữa...
Ch.B. Maybon, tác giả của những công trình được dịch ra ở đây, là một trong những nhà Việt Nam học người Pháp xuất sắc hồi đầu thế kỷ trước. Là giáo sư, tiến sĩ văn khoa, thông thạo nhiều ngoại ngữ (Anh, Đức, Hán, Latinh…), ông được đánh giá như một gương mặt học giả thực sự uyên bác và nghiêm túc về lịch sử Việt Nam thời kỳ tiền thực dân. Ông là tác giả của nhiều tiểu luận và công trình nghiên cứu nổi tiếng như Une factorerie anglaise au Tonkin au XVII siècle - BEFEO, 1910 (Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII); Marchands européens en Cochinchine et au Tonkin - R.I.1916 (Các thương nhân người Âu ở Đàng Trong và Đàng Ngoài); Au sujet de la rivière du Tonkin - 1916 (Về vấn đề sông Đàng Ngoài); Histoire moderne du pays d’Annam - Paris, 1920 (Lịch sử cận đại xứ An Nam)...
Cuốn sách Những người châu Âu ở nước An Nam là bản dịch hai chương II và IV cùng có nhan đề Les européens en pays d’Annam của cuốn Histoire moderne du pays d’Annam và tiểu luận Une factorerie anglaise au Tonkin au XVII siècle.
Trong hai chuyên luận Những người châu Âu ở nước An Nam và Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài, Ch.B. Maybon đã dựng lên một toàn cảnh về sự có mặt và hoạt động của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây ở An Nam trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Riêng chuyên luận thứ hai đi sâu khai thác và phân tích những tư liệu lưu trữ viết về công ty Đông Ấn Anh và thương điếm Anh ở Phố Hiến, sau chuyển đến Kẻ Chợ, trong ba thập kỷ cuối thế kỷ XVII.
Đây là thời kỳ mà hai xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong của Đại Việt đã có những tiếp xúc, đụng độ đầu tiên về kinh tế và văn hóa với các nước tư bản phương Tây. Các sử sách Việt Nam cung cấp cho chúng ta rất ít tư liệu về vấn đề này, may mắn là nó đã được bù đắp lại bằng những nguồn tư liệu phương Tây phong phú.
Tổng hợp những tư liệu đó, tác giả đã phân tích những bối cảnh và sự chuyển biến của lịch sử thế giới, tình hình các nước Tây Âu, khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Đàng Ngoài dưới quyền vua Lê chúa Trịnh và Đàng Trong dưới quyền các chúa Nguyễn, làm nền tảng cho những chính sách và những mối quan hệ về chính trị, thương mại, tôn giáo giữa phương Tây và Đại Việt, qua các phái bộ và các cuộc tiếp xúc, thương lượng ngoại giao, những chuyến đi của các tàu buôn, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ, công việc buôn bán của các thương điếm ngoại quốc với nhà nước phong kiến và dân chúng.
Tác giả cũng đi sâu miêu tả những tình tiết, những liên minh và mâu thuẫn trong nội bộ những hoạt động đó, những tranh chấp, xung đột gay gắt giữa các nhóm thế lực: về tôn giáo là giữa các giáo đoàn dòng Tên (Jésuites) do Bồ Đào Nha bảo trợ và Hội truyền giáo ngoại quốc được triều đình Pháp ủng hộ, về lợi ích là giữa các công ty Đông Ấn hoặc nhóm thương nhân người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... Đồng thời là những động cơ, toan tính, kế hoạch, kể cả những thủ đoạn, âm mưu hiểm độc để loại trừ nhau giữa các cá nhân có chức quyền, ảnh hưởng trong cùng một địa phận, một tổ chức, giữa những chức sắc giáo hội cùng là tín đồ xả thân vì Chúa, hoặc những thủ trưởng, quan chức cùng phục vụ cho lợi ích dân tộc của một quốc gia thực dân.
Cũng qua những chứng cứ lịch sử, chúng ta hiểu biết rõ hơn chính sách đối ngoại về kinh tế và tôn giáo đối với các nước phương Tây của các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, sự chuyển biến có thể giải thích được từ một thái độ cởi mở, khoan dung đến những biện pháp bài ngoại khắt khe, cấm đoán và khủng bố của chính quyền phong kiến Đại Việt. Tác giả còn đưa ra những sử liệu nói lên tính toán vụ lợi và có khi là thái độ áp đặt trịch thượng của một số quan chức người phương Tây trong những cuộc giao thiệp, thương thuyết với nhà cầm quyền bản xứ, ở một mặt khác, là những thói sách nhiễu, tệ hà lạm tham nhũng của những quan chức Việt Nam, nhất là bộ phận quan lại ngạch hải quan có nhiệm vụ giao thiệp, khám xét và đánh thuế các tàu buôn nước ngoài.
Điều đáng quý ở Ch.B. Maybon là tính trung thực, khách quan của một trí thức có nhân cách độc lập, thoát khỏi sự ràng buộc của những định kiến về chủng tộc, chính trị hoặc tôn giáo, tín ngưỡng. Là người Pháp chính cống, nhưng ông không bênh vực cho chủ nghĩa thực dân như một số tác giả khác cùng thời đã làm. Là người yêu Việt Nam, nhưng ông cũng không ngần ngại vạch ra những thói hư tật xấu của giới quan liêu và cơ chế phiền hà của bộ máy chính quyền phong kiến. Ngòi bút của ông trầm tĩnh nhưng không lạnh lùng, để cho những sự kiện lịch sử tự nó nói lên, không áp đặt suy diễn, đây đó được điểm xuyết bằng một vài lời bình súc tích, ngắn gọn, nhưng không kém phần sắc sảo, hóm hỉnh.
Tác giả chứng minh cho chúng ta thấy quan hệ phức tạp rắc rối khó tháo gỡ giữa thương mại và tôn giáo, kinh tế và chính trị từ cả hai phía phương Tây và Việt Nam, trong một thời đoạn lịch sử đã xuất hiện những tiềm năng và cơ hội tiếp xúc giao lưu Đông-Tây, đáng lý ra có thể tạo đà cho những chuyển biến tích cực, tiến bộ của xã hội Việt Nam truyền thống, nhưng đã bị tuột khỏi mất, và như vậy đã dẫn đến tình trạng và những sự cố mang tính bi kịch…
Sách do Nguyễn Thừa Hỷ dịch, NXB Thế Giới và DT Books ấn hành vào đầu tháng 1/2017.