Tổ Đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Tổ Đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12 không chỉ mang những giá trị văn hóa tâm linh, mà còn là nơi lưu giữ dấu ấn kiến trúc đậm nét Đại Việt. Từ khi được khánh thành năm 2020, tu viện luôn thu hút đông đảo Phật tử, người dân cũng như khách du lịch tới dâng hương, vãn cảnh chùa và cảm nhận sự những giây phút thanh tịnh giữa Sài Gòn xa hoa và tấp nập.

Khóa tu tại tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12

Hàng năm, chùa sẽ tổ chức những khóa tu dành cho Phật tử, nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tu tập thập thiện, mang tới con người có lòng từ bi, sáng suốt, có đạo đức, phát triển cả về vật chất và tinh thần. Tại đây, Phật tử sẽ cần trau dồi đức hạnh, học hỏi phương pháp tu giải qua cách cải thiện lối sống sinh hoạt hằng ngày như không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, ăn chay, niệm Phật, nghe giảng Pháp, giữ lời nói thanh tịnh, luôn hoan hỷ với mọi người xung quanh,…

Đến với một địa điểm hành hương trang nghiêm như tu viện Vĩnh Nghiêm, du khách cần lưu ý một số điều sau:

Tu viện Vĩnh Nghiêm mang những giá trị tín ngưỡng tâm linh Phật giáo, cùng kiến trúc một ngôi chùa Thuần Việt, do chính người Việt làm nên. Để trăm năm, nghìn năm sau, công trình vẫn là niềm tự hào của dân ta, khi mang thành công thổi hồn Việt vào từng chi tiết.

Các chi tiết tinh xảo, độc đáo trong tu viện Vĩnh Nghiêm

Từ xa nhìn lại phía Chánh điện, kiến trúc 8 mái đao cong quen thuộc mà du khách có thể bắt gặp tại những công trình như: Đền Ngọc Sơn, chùa Tam Chúc hay chùa Ba Vàng. Điểm nhấn được biệt trên phần mái là hình rồng chầu được điêu khắc công phu. Phần mái ngói đỏ, kết hợp với màu xám các chi tiết, lại được treo thêm những chiếc đèn lồng, tạo nên tổng thể một ngôi chùa  uy nghi nhưng cũng rất đỗi quen thuộc.

Cầu thang dẫn lên Chánh điện chùa tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12 được điêu khắc hình rồng cùng nhiều mảng họa tiết công phu. Chính giữa cầu thang có chạm một chiếc trống đồng màu vàng với các hoạt tiết đặc trưng như ngôi sao trung tâm – đại diện cho mặt trời, nguồn năng lượng thiên nhiên tối cao, chim lạc, chim hồng – khát vọng vươn tầm, các loài hươu, nai,…

Khác với nhiều những ngôi chùa trong cả nước, tất cả các bức hoành phi, đối liễn trong tu viện đều được viết bằng chữ Quốc ngữ, thay vì chữ Nôm hoặc chữ Hán. Sự thay đổi này không chỉ dễ dàng cho Phật tử tới hành hương, hay du khách trong hành trình tham quan, mà còn hướng tới một ngôi chùa Thuần Việt tới từng chi tiết.

Đặt tay trên những lan can tại tu viện Vĩnh Nghiêm được làm bằng đá xanh hoài cổ, du khách có thể nhìn thấy những hình ảnh rất quen thuộc như hoa sen, mây, Tứ linh, con gà, quả mướp – những vật liên quan tới quá trình tu tập. Cùng với đó là những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc với người Việt hay lời Phật dạy cũng được điêu khắc lên trên đá, đặc biệt là lời dạy của Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị sáng tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Bên trong tu viện Vĩnh Nghiêm q12, du khách có lẽ sẽ ngỡ ngàng bởi kiến trúc tinh xảo và đồ sộ. Tu viện cố gắng tối đa các công trình gỗ thật, với mong muốn gìn giữ một nghề truyền thống. Từ hàng cột trụ bằng gỗ, các tượng pháp cũng được gia công tại Việt Nam. Các chi tiết trong văn hóa truyền thống Việt như Tứ linh, mai, lan, cúc, trúc cũng được lồng ghép tinh tế. Để tăng thêm giá trị, các bức tượng pháp, hoành phi, câu đối hay những mảng họa tiết được sơn son thếp vàng, tạo nên vẻ xa hoa nhưng không mất đi vẻ tôn nghiêm của một ngôi chùa.

Một trong những điểm thú vị nhất trong thiết kế của tu viện Vĩnh Nghiêm có lẽ là những bức Phi Thiên được khắc trên gỗ. Vốn dĩ những bức Đôn Hoàng Phi Thiên là hình ảnh gắn liền với con đường tơ lụa, mang dấu ấn văn hóa Trung – Ấn. Nhưng tu viện lại chọn chạm trổ theo khuôn mặt rất Việt Nam, kết hợp cùng áo tứ thân – trang phục của người phụ nữ miền Bắc thế kỷ XX.

Địa chỉ tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12

Tu viện nằm tại phường Hiệp Thành, quận 12,thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam, có tổng diện tích lên đến khoảng 17.000m2.

Ngược dòng thời gian, chúng ta hãy cùng quay về với lịch sử hình thành của ngôi chùa. Từ hàng ngàn năm trước, tổ đình Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang được xây dựng và trở thành trung tâm hành đạo của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Đến năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng tại quận 3, tp HCM. Năm 1971, tu viện được cố Hòa thượng Thích Tâm Giác khai sơ với mục đích làm tu viện.

Đến năm 2009, tu viện Vĩnh Nghiêm được chính thức được cấp phép xây dựng. Sau nhiều lần trùng tu, một ngôi chùa khang trang đã được được khánh thành ngày 4 tháng 12 năm 2020, tức ngày 20 tháng 10 năm Canh Tý âm lịch, vào ngày viên tịch của Hòa thượng Thích Tâm Giác.

Khám phá kiến trúc tu viện Vĩnh Nghiêm

Với diện tích rộng lớn, ngôi chùa mang tới một quần thể kiến trúc đậm nét truyền thống từ cấu trúc tổng quan cho tới chi tiết. Tu viện là sự kết hợp xa hoa, lộng lẫy nhưng lại mang những hình ảnh rất Việt.

Khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây cối, hoa cỏ, tạo nên hương thơm thoang thoảng tan trong gió. Bên cạnh tu viện có một hồ cá Koi đủ màu sắc, mang tới cho không gian thêm chút náo nhiệt.

Đặt chân vào trong chùa, du khách sẽ ngửi thấy hương khói nhang an yên, chút hương hoa quả tươi được tỉ mỉ bày biện ở các bàn lễ. Lắng nghe tiếng chuông tu viện Vĩnh Nghiêm q12 một ngày hai buổi, nhịp gõ mõ cùng lời tụng kinh cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, người người an lạc, bỗng chốc trong lòng bạn cũng nhẹ nhõm, học được cách buông bỏ để trở về với chính mình.

Tu viện được mô phỏng theo một ngôi Già Lam tiêu biểu trong Phật giáo, cùng phong cách kiến trúc đậm chất đồng bằng sông Hồng. Già Lam hay còn gọi là Tăng Già Lam Ma, Tăng Viện, dùng để miêu tả kiến trúc tự viện. Một Già Lam hoàn chỉnh sẽ bao gồm 7 công trình kiến trúc chính. Theo Thiền Tông, 7 kiến trúc chính trong Già Lam bao gồm: Phật Điện, Tháp Xá Lợi Phật- hai công trình quan trọng nhất, là nơi thờ tự chính, thường nằm tại vị trí trung tâm; ngoài ra còn có Giảng đường, Lầu chuông, Kinh đường, Tăng Phòng,…

Từ phía ngoài tu viện Vĩnh Nghiêm, du khách sẽ bắt gặp kiến trúc cổng Tam Quan quen thuộc trong kiến trúc xưa, đi qua một khoảng sân rộng lớn, phía chính giữa là Phật điện uy nghi. Đằng sau Phật Điện là Tổ đường, tầng trệt phía dưới Phật Điện là Giảng Đường hay còn gọi là phòng Thuyết Pháp – nơi Tăng ni, Phật tử nghe giảng pháp. Hai bên trái, phải của tu viện là bảo tháp 7 tầng được xây dựng theo kiến trúc thời Lý, Trần rất đặc trưng. Bên cạnh có lầu chuông, Tháp Quan Âm, nối tiếp hai bên dãy nhà tu viện là Tăng đường – nơi chúng Tăng cư trú.