Giờ làm thêm (tiếng Anh: Overtime) là những giờ làm việc thêm so với số lượng giờ đã thỏa thuận giữa chủ và người lao động.
Tính lương làm thêm giờ vào ban đêm hưởng lương theo thời gian
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với người lao động hưởng lương theo thời gian được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = Tiền lương giờ bình thường x Mức 150%, 200%, 300% + Tiền lương giờ bình thường x Ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ ban ngày x Số giờ làm thêm ban đêm
Mẫu bảng tính tiền lương làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ là một công cụ quan trọng dùng để xác định khoản lương mà người lao động nhận được khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của công ty. Mẫu bảng này được thiết lập dựa trên quy định của Bộ luật Lao động cùng các văn bản hướng dẫn liên quan.
Nội dung của bảng sẽ bao gồm các thông tin cần thiết như: số thứ tự, họ và tên nhân viên, hệ số lương, phụ cấp, tổng số giờ làm thêm, mức lương ngày và lương theo giờ, tổng số tiền, số giờ nghỉ bù, cùng với phần ký nhận. Đặc biệt, bảng thanh toán cần có chữ ký của người lập bảng, kế toán trưởng và giám đốc để đảm bảo tính hợp lệ.
Bạn có thể tải mẫu bảng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC dưới định dạng file Excel mà AZTAX đã tổng hợp:
Tải Mẫu tính tiền lương làm thêm giờ
Thời gian tối đa mà người lao động có thể làm thêm giờ là bao nhiêu?
Theo Điều 107 của Luật Lao động 2019, quy định về thời gian làm thêm giờ của người lao động được xác định như sau:
Tính lương làm thêm giờ hưởng lương theo sản phẩm
Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm thêm giờ cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm x Mức 150%, 200%, 300% x Số sản phẩm làm thêm
Xem thêm: 04 Cách tính tiền lương theo giờ
Tính lương làm thêm giờ vào ban đêm hưởng lương theo sản phẩm
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = Đơn giá sản phẩm ngày thường x Mức 150%, 200%, 300% + Đơn giá sản phẩm ngày thường x Ít nhất 30% + 20% x Đơn giá sản phẩm ban ngày x Số sản phẩm làm thêm ban đêm
Trong đó: Đơn giá sản phẩm ban ngày được tính ít nhất 100%, 150%, 200%, hoặc 300%, tùy theo làm vào ngày thường, ngày nghỉ, hay ngày lễ, tết.
Xem thêm: Cách tính lương ca đêm 12 tiếng
Tiền lương làm thêm giờ có phải chịu thuế TNCN không?
Tiền lương làm thêm giờ sẽ bị chịu thuế thu nhập cá nhân nếu nó cao hơn mức lương cho giờ làm việc bình thường. Tuy nhiên, phần còn lại của tiền lương sẽ bị tính thuế theo quy định hiện hành.
Theo khoản 2 Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi bởi Luật sửa đổi năm 2012, thu nhập chịu thuế bao gồm nhiều loại, trong đó có tiền lương và tiền công. Cụ thể, các khoản tiền lương, tiền công và các khoản tương tự đều nằm trong danh sách thu nhập chịu thuế.
Đặc biệt, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định rằng tiền lương làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm với mức trả cao hơn so với giờ làm việc bình thường sẽ không bị tính thuế thu nhập cá nhân. Cách xác định phần thu nhập không chịu thuế này được thực hiện như sau:
Phần thu nhập không chịu thuế từ làm thêm giờ = Tiền lương thực tế cho làm thêm – Tiền lương theo ngày làm việc bình thường
Như vậy, nếu tiền lương cho giờ làm thêm cao hơn mức lương cho giờ làm việc bình thường, thì phần chênh lệch này sẽ không bị đánh thuế. Ngược lại, phần tiền lương còn lại từ giờ làm thêm sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân và được tính thuế theo quy định thông thường.
Tóm lại, tiền lương làm thêm giờ sẽ không phải chịu thuế nếu nó cao hơn mức lương cho giờ làm việc bình thường, trong khi phần còn lại sẽ bị đánh thuế theo quy định hiện hành.
Như vậy, việc nắm vững cách tính lương làm thêm giờ là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bằng việc hiểu rõ quy trình và công thức tính toán, người lao động có thể tự tin hơn khi thương lượng và đảm bảo rằng mình nhận được sự đền bù xứng đáng cho những nỗ lực của bản thân. Nếu bạn có thắc mắc về cách tính lương làm thêm giờ, đừng ngần ngại liên hệ đến AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ bạn nhanh chóng, tiện lợi nhất.
Làm thêm giờ giúp tăng thu nhập cho người lao động nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động nên Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ về điều kiện doanh nghiệp được sử dụng lao động làm thêm giờ.
Điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ (Hình từ internet)
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày;
Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động theo quy định.
Số giờ làm thêm của người lao động được quy định như sau:
- Số giờ làm thêm trong 01 năm: trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm.
- Số giờ làm thêm trong 01 tháng: trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.
Lưu ý: Những trường hợp không được sử dụng lao động làm thêm quá 200 giờ
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
- Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]
Sinh viên quốc tế chỉ được làm thêm 24 giờ mỗi tuần, thay vì 40 giờ như hiện tại, trong bối cảnh Canada siết hàng loạt chính sách nhằm giảm người nhập cư.
Thông tin được Bộ trưởng Nhập cư Mac Miller công bố ngày 30/4, áp dụng từ tháng 9. Những sinh viên quốc tế đang ở Canada vẫn có thể làm thêm 40 giờ mỗi tuần cho đến hết mùa hè này.
Trước đây, Canada cho phép du học sinh làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, mức này được nâng lên nhằm giảm bớt tình trạng thiếu lao động, cũng giúp sinh viên trang trải chi phí khi giá cả tăng cao.
Bộ trưởng Mac Miller nhận định biện pháp trên đã giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, nhưng hiện tại không còn cần thiết.
"Làm thêm giúp sinh viên quốc tế tích lũy kinh nghiệm và trang trải một số chi phí... Nhưng họ đến đây để học, chứ không phải để đi làm", theo ông Miller.
Thực tế, Canada đã cân nhắc giảm giờ làm thêm của sinh viên quốc tế xuống 20 giờ hoặc 30 giờ mỗi tuần từ cuối năm ngoái. Ông Miller cho hay quy định mới là hợp lý, tương tự như Anh (20 giờ) hay Australia (24 giờ).
"Hơn 80% sinh viên đang làm việc hơn 20 giờ. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ là gánh nặng quá mức nếu giảm xuống dưới mức này", ông nói. "Nếu để mức 30 giờ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm tăng nguy cơ sinh viên bỏ học".
Khuôn viên Đại học McGill, Canada. Ảnh: McGill University Fanpage
Để hạn chế dòng người nhập cư - đã tăng lên mức kỷ lục trong hơn 6 thập kỷ qua, kể từ tháng 10/2023, Canada liên tiếp siết các quy định với sinh viên quốc tế. Nước này dự kiến chỉ cấp phép cho 360.000 du học sinh mới trong năm 2024, giảm 35% so với năm ngoái. Ngoài ra, sinh viên chương trình liên kết công - tư hoặc vợ/chồng của du học sinh bậc đại học sẽ không còn được cấp giấy phép làm việc nữa.
Cùng với Mỹ, Canada là một trong hai điểm đến thu hút sinh viên quốc tế nhất, với 900.000 người. Khoảng 40% đến từ Ấn Độ, tiếp đó là Trung Quốc (12%). Số sinh viên Việt Nam là hơn 16.000.
Học phí với sinh viên quốc tế năm học 2023/24 khoảng 17.000-50.000 CAD (304-840 triệu đồng). Theo Shiksha, một tổ chức tư vấn, du học sinh tại Canada thường làm thêm tại các cửa hàng thức ăn nhanh, cửa hàng bán lẻ, nhận lương khoảng 13-25 USD một giờ.