Nghĩa Của Ngày Xuân

Nghĩa Của Ngày Xuân

Tiến sĩ Xã hội học tại Université Toulouse II Le Mirail, Pháp. Hiện là giảng viên Khoa Xã hội học, Đại học Mở TPHCM. Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học về Tôn giáo (Tôn giáo và Hiện đại), Phương pháp Nghiên cứu, Lý thuyết Xã hội và Các vấn đề Giới.

Ngày của Mẹ năm 2024 là ngày nào?

Hiện nay, Ngày của Mẹ phổ biến nhất được kỷ niệm vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5. Theo cách tính này, Ngày của Mẹ năm 2024 sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 12/5.

Ngày của Mẹ bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp. Thời xưa, ngày này thường được tổ chức vào mùa Xuân. Lúc bấy giờ, người Hy Lạp thường tổ chức long trọng sự kiện này để tri ân những người mẹ, đặc biệt là thần Rhea - người mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

Tuy nhiên, một số thông tin khác lại cho rằng Ngày của Mẹ bắt nguồn từ nước Anh. Sự kiện này được tổ chức thường niên trước lễ Phục Sinh khoảng 40 ngày nhằm tri ân những người mẹ. Trong dịp này, các em nhỏ thường tặng hoa và bánh trái cho mẹ của mình. Tuy nhiên, đến thế kỷ XIX, sự kiện này không còn xuất hiện nhiều nữa.

Ngày của Mẹ phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX, theo sáng kiến của cô gái có tên Anna Jarvis ở Philadelphia. Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho bà.

Có thông tin cho rằng, Anna nhận thấy thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ, nên cô đã quyết tâm vận động để tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc. Nhờ sự kiên trì của cô gái, năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Năm 1914, Tổng thống Mỹ ký văn bản ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm là Ngày của Mẹ.

Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào ngày này, những người con thường hướng về mẹ, dành sự tri ân và tình yêu thương cho người mẹ của mình.

Tại Việt Nam, bên cạnh các ngày lễ như 8/3, 20/10 hay Vu Lan báo hiếu, Ngày của Mẹ là dịp để mỗi người con tri ân công ơn dưỡng dục của mẹ. Đây cũng là dịp để mỗi người thể hiện tình cảm, tấm lòng hiếu thảo của mình với mẹ.

Khoản nợ 58,8 tỷ đồng nhưng tài sản đảm bảo chỉ 300 triệu đồng

Agribank - Chi nhánh Tây Hà Nội vừa phát đi thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (UPCoM: NHP) phát sinh theo hợp đồng tín dụng ngày 10/6/2016. Đến ngày 10/7/2024 (sau 8 năm 1 tháng), giá trị khoản nợ lên đến 58,8 tỷ đồng, bao gồm nợ gốc 44 tỷ đồng và nợ lãi, nợ quá hạn, lãi chậm trả là 14,8 tỷ đồng. Giá khởi điểm đấu giá là 58,8 tỷ đồng.

NHP chính là doanh nghiệp do Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - một chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Việt Nam - sáng lập và làm Chủ tịch HĐQT. Ông Nghĩa từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, Thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Hiện tại, ông Nghĩa đang nắm giữ 3,9 triệu cổ phiếu NHP, tương ứng 14,28% cổ phần.

Số tài sản đảm bảo cho khoản nợ nêu trên là 1 triệu cổ phiếu NHP của ông Nghĩa. Tuy nhiên, trên thị trường, NHP chỉ có thị giá 300 đồng/cp, tương ứng tài sản đảm bảo là 300 triệu đồng, chưa bằng số lẻ của khoản nợ. Nếu chiếu theo giá trị chứng khoán ở thời điểm tháng 6/2016, thì NHP chỉ quanh 16.000 đồng/cp, tài sản đảm bảo là 16 tỷ đồng, vẫn thấp hơn khoản vay.

Chuyên gia kinh tế "đánh chứng nhưng bị chứng đánh" khiến doanh nghiệp "chết lâm sàng"

NHP ra đời vào năm 2013 do 4 cổ đông sáng lập, địa chỉ tại huyện Phúc Lộc, TP. Hà Nội. Tại đây, công ty có khu nhà xưởng rộng 15.000m², thực hiện sản xuất bao bì PP các loại; đồng thời kết hợp kinh doanh hạt nhựa nhập khẩu PE, PP, in và các sản phẩm liên quan đến in.

Giai đoạn đầu, NHP phát triển khá tốt, bắt đầu có thị trường và đơn hàng từ nhiều đối tác trong và ngoài nước. Đến năm 2016, công ty có mức doanh thu 181,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6 tỷ đồng.

Niềm vui ngắn chẳng tày gang khi công ty do Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa dẫn dắt có quyết định đầu tư "lịch sử" là dùng lượng lớn tài sản doanh nghiệp để tất tay vào cổ phiếu TGG của CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (tên hiện tại là CTCP The Golden Group) - "siêu cổ phiếu" sau này của Đỗ Thành Nhân.

Từ mốc 30.650 đồng/cp vào tháng 8/2018, TGG giảm về 2.540 đồng/cp vào phiên cuối năm đó và tiếp tục giảm về 830 đồng/cp vào tháng 3/2020.

Năm 2018, NHP lỗ sau thuế 73,1 tỷ đồng. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 thể hiện, công ty kinh doanh dưới giá vốn, đồng thời phải gánh khoản lỗ 33,6 tỷ đồng do đầu tư vào TGG. Không những vậy, NHP phải trích lập 27 tỷ đồng do nợ xấu từ các khoản phải thu. Đây là chưa tính việc công ty ủy thác tiền cho 2 cá nhân mang thêm 16,3 tỷ đồng đi đầu tư vào TGG và gặp thua lỗ nhưng không chịu trích lập.

"Công ty tin tưởng việc trích lập dự phòng khoản đầu tư vào TGG là chưa cần thiết" - trích Báo cáo tài chính kiểm toán 2018.

Hoạt động kinh doanh thua lỗ, đầu tư thua lỗ, tiền nằm ngoài doanh nghiệp khó đòi về, từ năm 2019 NHP không còn phát sinh doanh thu và chỉ trích lập các khoản lỗ tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đến hết quý I/2020, công ty ngừng công bố báo cáo tài chính và không còn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong 2 năm nay. Theo báo cáo tự lập, tại thời điểm ngày 31/3/2020, quy mô tài sản của NHP là 279,3 tỷ đồng. Ở phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu còn 167,3 tỷ đồng sau khi trừ đi khoản lỗ lũy kế 110,6 tỷ đồng; nợ phải trả là 112 tỷ đồng, trong đó nợ vay khoảng 69 tỷ đồng.

Cổ phiếu NHP cũng bị UPCoM đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch ngày thứ Sáu).

Có cố gắng nhưng "không đáng kể"

Trước đó vào năm 2019, trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Nghĩa cho biết, do không có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp nên ở vai trò Chủ tịch NHP ông đã không nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường tại NHP để chấn chỉnh kịp thời.

Doanh nghiệp này rơi vào khó khăn vì nhiều lý do, trong đó 2 lý do chính là năng lực quản lý yếu kém và thị trường không thuận lợi (giá nhựa rơi theo giá dầu nên các hợp đồng xuất khẩu bị ảnh hưởng, thua lỗ).

Trên cương vị Chủ tịch NHP, ông Nghĩa cho biết, ông đang và sẽ nỗ lực tối đa để tái cơ cấu tổ chức điều hành tại NHP; tái cơ cấu, xử lý nợ tồn đọng, cả phần NHP nợ khách hàng và khách hàng nợ doanh nghiệp. Đây là một công việc rất nhiều khó khăn, nhưng ông sẽ cố gắng xử lý tối đa.

Sau 5 năm, nỗ lực "tối đa" nói trên dường như "không đáng kể" khi nhìn vào diễn biến của NHP hiện tại.

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

Với tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội, Ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Ngày Pháp luật với dấu mốc là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Đây là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2023 tiếp tục là điểm nhấn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo bước chuyển để xã hội tiếp nhận và áp dụng pháp luật như một thói quen, một phần tất yếu trong hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.

Với mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc. Đồng thời làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi giai tầng, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Sống và làm việc theo pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11.