Quản trị học là gì? Đây là một ngành học rất quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp quản trị hiệu quả trong tổ chức và các hoạt động kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành này.
Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật
Quản trị học cung cấp cho nhà quản lý hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các quy định và tránh các rủi ro pháp lý không mong muốn.
Cấp bậc cơ bản của nhà quản trị
Là những người đứng đầu tổ chức, chịu trách nhiệm toàn bộ cho sự thành bại của doanh nghiệp. Họ là những người có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng hoạch định chiến lược và lãnh đạo tổ chức phát triển. Các vị trí của nhà quản trị cấp cao bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc.
Một số định nghĩa vị trí nhà quản trị cấp cao:
Nhà quản trị cấp trung gian là những người đứng giữa nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp cơ sở. Họ chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch và chiến lược của nhà quản trị cấp cao, đồng thời giám sát và quản lý hoạt động của các nhà quản trị cấp cơ sở. Các vị trí của nhà quản trị cấp trung gian bao gồm giám đốc bộ phận, trưởng phòng, phó phòng.
Đây là những người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của các bộ phận, phòng ban trong tổ chức. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo các hoạt động của bộ phận, phòng ban được thực hiện hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. Các vị trí của nhà quản trị cấp cơ sở có thể kể đến như tổ trưởng, nhóm trưởng, đốc công, trưởng nhóm.
Mỗi cấp bậc nhà quản trị có những vai trò và trách nhiệm khác nhau. Để trở thành một nhà quản trị thành công, cần có các kỹ năng và kiến thức cần thiết phù hợp với từng cấp bậc quản trị.
Các yếu tố cần có ở nhà quản trị
Nhà quản trị là người đảm nhiệm trách nhiệm quản lý một tổ chức hoặc một phần của tổ chức. Để thành công trong vai trò này, nhà quản trị cần có một số tố chất sau:
Quản trị học là gì? Theo JobsGO, hiểu một cách đơn giản, quản trị học là ngành học nghiên cứu về quy luật và phương pháp quản trị trong tổ chức, từ đó áp dụng để giải quyết vấn đề quản trị trong thực tế. Tại Việt Nam, đây là một môn học nằm trong học phần của sinh viên các ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực,…
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Quản trị học có vai trò quan trọng trong kinh doanh và các tổ chức, bởi nó giúp xác định và đạt được mục tiêu, tăng cường hiệu suất, hiệu quả của tổ chức, phát triển và tận dụng tài nguyên một cách tối ưu, đồng thời thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Theo Robert Albanese định nghĩa: "Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn lực để tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức."
Còn với James Stoner và Stephen Robbins: "Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra."
Trong khi theo Mary Parker Follett cho rằng: "Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác."
Có thể thấy, quản trị là một khái niệm trừu tượng với nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau, tùy vào góc độ tiếp cận khác nhau của mỗi người. Quản trị không chỉ là thực hiện các hoạt động, tuân thủ quy tắc, mà đó còn là một nghệ thuật và khoa học trong việc quyết định và làm cho mọi thứ diễn ra đúng trình tự, đạt được mục tiêu thông qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực.
Quản trị học là một ngành khoa học nghiên cứu về các quy tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật quản trị trong tổ chức, từ đó áp dụng để giải quyết các vấn đề quản trị. Quản trị học cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản trị giỏi.
Có thể hiểu quản trị học theo hai khía cạnh:
Về mặt khoa học: Quản trị học là một ngành nghiên cứu chuyên sâu về các nguyên tắc, quy luật, phương pháp và kỹ thuật liên quan đến quản trị. Từ đó áp dụng những kiến thức này vào thực tế để giải quyết các vấn đề quản trị đang tồn tại.
Về mặt thực tiễn: Quản trị học là quá trình hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra các hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Quản trị học là một ngành học quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quản trị học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quy tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật quản trị, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Có thể nói rằng, quản trị học rất quan trọng vì nó có tác động mạnh mẽ đến sự thành công của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Quản trị học cung cấp cho các nhà quản lý và nhân viên những kỹ năng, công cụ cần thiết để tăng cường năng suất làm việc cũng như đảm bảo hiệu quả tổ chức. Nó giúp họ hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc, giao việc hiệu quả, sử dụng tài nguyên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
Quản trị học giúp nhà quản lý phát triển kỹ năng lãnh đạo và định hướng cho tổ chức. Cung cấp cho họ kiến thức về cách xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch chiến lược và xử lý thay đổi. Những kỹ năng này quan trọng trong việc đưa ra quyết định, thúc đẩy sự đổi mới và tạo động lực cho nhóm làm việc.
Bằng cách hướng dẫn cách quản lý tài nguyên như con người, vật liệu, thời gian và tài chính. Quản trị học giúp các nhà quản lý hiểu cách phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu tổ chức, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.
Đặc trưng của quản trị tri thức trong doanh nghiệp
Bản thân quản trị tri thức đã là một quá trình đặc biệt khi đối tượng của nó là tri thức, một nguồn lực vô hình. Theo đó, với đối tượng này, quản trị tri thức trong doanh nghiệp mang những đặc trưng cơ bản như sau:
Quy trình quản trị tri thức trong doanh nghiệp
Hiện nay, có nhiều phương thức quản trị tri thức khi áp dụng có thể đem đến hiệu quả khác nhau. Một trong những quy trình quản trị tri thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là SECI của Nonaka – Takeuchi với 4 bước cơ bản như sau:
Tri thức tồn tại dưới dạng thức vô hình và khó nắm bắt. Vì vậy, bước đầu tiên trong quản trị tri thức doanh nghiệp chính là xã hội hóa nhóm người sở hữu khối lượng tri thức đó. Cụ thể, doanh nghiệp cần tập trung phát triển, đào tạo chuyên sâu một nhóm đối tượng nhân sự nhất định. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo.
Một nguồn tri thức chỉ thực sự có giá trị khi được phổ biến rộng rãi trong toàn bộ hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Việc làm này không quá khó. Tất cả phụ thuộc vào kỹ năng phân tích, tổng hợp và tối ưu tri thức của nguồn nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao. Ở giai đoạn này, đội ngũ nhân viên các cấp khác sẽ bắt đầu tiếp cận với hệ thống tri thức tổng hợp thông qua hình thức giảng dạy, ghi chú, thực hành,…Cùng với đó, việc tiếp thu tri thức ở giai đoạn này nên diễn ra tự nhiên thay vì quá nhiều yêu cầu khắt khe như ở giai đoạn đầu.
Tri thức sau khi được phổ biến rộng rãi sẽ tạo nên kho tri thức tập thể khổng lồ. Toàn bộ hệ thống tri thức này sẽ được kết hợp và phân bổ lại để phục vụ cho từng mục tiêu cụ thể khác nhau trong tương lai. Cùng với đó, ở giai đoạn này, doanh nghiệp cũng phải giải được bài toán hạn chế xung đột giữa tri thức cá nhân và tập thể.
Sau khi nắm được nền móng cơ bản của tiếp thu tri thức tập thể, từng cá nhân trong doanh nghiệp sẽ tiếp thu và rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Nhóm kinh nghiệm, kiến thức này sẽ được lưu trữ, thay đổi sao cho phù hợp với từng thành viên và chuẩn bị cho chu trình quản trị tri thức với nhiều yêu cầu khắt khe hơn phía sau. Quan trọng hơn hết là dòng tri thức phải liên tục được luân chuyển chứ không dừng lại ở một số cá nhân đơn lẻ.
👉 Xem thêm: Nhà quản trị nên tạo động lực cho nhân viên như thế nào?
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết của JobsGO có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Quản trị tri thức là gì?”. Nếu còn thắc mắc liên quan, bạn có thể để lại câu hỏi phía dưới để được giải đáp trực tiếp. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Để dễ dàng cho việc nghiên cứu về quản trị, người ta thường chia các nhà quản trị trong một tổ chức thành ba cấp (hình 1 - 1):
Quản trị viên cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Một cách tổng quát, các nhà quản trị cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ.
Quản trị viên cấp cơ sở có thể được gọi là tổ trưởng, đốc công, trưởng bộ phận, v.v…tuỳ thuộc vào từng tổ chức và là những người giỏi về chuyên môn (cả kiến thức và kỹ năng) để chỉ dẫn và giám sát các thuộc viên trong công việc hằng ngày.
Dưới quyền quản trị viên cấp cơ sở là những nhân viên tác nghiệp (công nhân) thực hiện các hoạt động sản xuất cơ bản (hàng hoá và dịch vụ).
Nhiệm vụ của quản trị viên cấp cơ sở là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân trong các công việc thường ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu chính của quản trị viên cấp cơ sở là đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức được cung cấp cho khách hàng từng ngày.
Quản trị viên cấp trunglà cấp chỉ huy trung gian đứng trên quản trị cấp cơ sở và ở dưới cấp quản trị cao cấp, là người nhận các chiến lược và chính sách chung từ nhà quản trị cấp cao rồi triển khai chúng thành các mục tiêu và kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các quản trị viên cấp cơ sở thực hiện.
Công việc của nhà quản trị cấp trunglà phải tập trung các nỗ lực của họ vào việc phối hợp hoạt động của mọi người, xác định rõ những sản phẩm hay dịch vụ nào cần được sản xuất, và quyết định đưa các sản phẩm, dịch vụ đó đến người tiêu dùng như thế nào.
Quản trị viên cấp trungthường mang các chức danh như: Trưởng phòng, trưởng ban, cửa hàng trưởng, quản đốc, trưởng khoa v.v…quản trị viên trung cấp có chức năng thực hiện kế hoạch và chính sách của tổ chức.
Mục tiêu chính của quản trị viên cấp trung là phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và quản lí các nhóm công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Quản trị viên cấp caolà nhóm nhỏ các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức.
Chức danh của Quản trị viên cấp caolà chủ tịch hội đồng quản trị, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc…
Công việc của các quản trị viên cấp cao là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và có trách nhiệm quản lý các quan hệ công chúng.
Quản trị viên cấp caocó nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu, chính sách và chiến lược cho toàn bộ tổ chức.
Hệ thống các cấp quản trị trong một tổ chức được diễn tả theo hình nón sau: