Hỏi: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể chia sẻ rủi ro với các cơ sở bảo hiểm nào?
Nên chọn hình thức đóng bảo hiểm theo tháng, quý hay năm?
Nên chọn hình thức đóng bảo hiểm nào?
Việc lựa chọn đóng phí bảo hiểm nhân thọ theo năm hay theo quý phụ thuộc vào tình hình tài chính và thói quen chi tiêu của mỗi cá nhân. Dưới đây là so sánh ưu nhược điểm của từng hình thức để bạn dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp:
Tiết kiệm chi phí, tiện lợi, thường có khuyến mãi.
Số tiền đóng mỗi lần nhỏ hơn, phù hợp với người có thu nhập không ổn định.
Số tiền đóng mỗi lần nhỏ nhất, linh hoạt trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Số tiền đóng mỗi lần lớn, có thể gây áp lực tài chính nếu thu nhập không ổn định.
Tổng phí bảo hiểm có thể cao hơn so với đóng theo năm, dễ quên đóng phí do phải đóng 4 lần/năm.
Tổng phí bảo hiểm có thể cao nhất
Có thể làm gián đoạn quyền lợi bảo hiểm nếu quên đóng phí.
Nhìn chung, đóng phí theo năm thường được khuyến khích hơn vì những lợi ích sau:
- Tiết kiệm chi phí: Phí bảo hiểm đóng theo năm thường thấp hơn so với đóng theo quý hay tháng. Điều này giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm.
- Tiện lợi: Bạn chỉ cần đóng phí một lần trong năm, giúp giảm thiểu rủi ro quên đóng phí và tiết kiệm thời gian.
- Khuyến mãi: Nhiều công ty bảo hiểm có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng đóng phí theo năm.
Tuy nhiên, nếu thu nhập của bạn không ổn định hoặc chưa cao, việc đóng phí theo quý hoặc tháng có thể là lựa chọn phù hợp hơn, giúp bạn chia nhỏ số tiền phải đóng và giảm áp lực tài chính.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà ACB đã tổng hợp và gửi đến quý khách hàng nhằm giải đáp thắc mắc về phí đóng bảo hiểm nhân thọ, giúp quý khách hiểu rõ hơn về các loại phí, cách tính và các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm.
Hy vọng rằng, với những kiến thức này, quý khách sẽ có thêm cơ sở để lựa chọn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ với ACB để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.
Nhà bảo hiểm gốc “đau đầu” với tái bảo hiểm
(ĐTCK) Với số lượng vụ việc gia tăng cả về quy mô và tỷ lệ bồi thường trong năm qua, nhiều nhà tái bảo hiểm quốc tế đang siết chặt các điều kiện, mức phí... cho các hợp đồng tái bảo hiểm trong năm nay, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm tài sản thiệt hại năm 2018 ước đạt 6.368 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017. Tỷ lệ bồi thường ước đạt 38%, cao hơn đáng kể so với con số 27% của năm 2017.
Trong năm qua, có đến 19 vụ tổn thất tài sản kỹ thuật có thiệt hại lớn từ 200 tỷ đồng trở lên, trong đó có 3 vụ tổn thất trên 300 tỷ đồng. Nguyên nhân tổn thất chủ yếu là do cháy hàng hóa, nhà xưởng và do bão lụt. Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an) cũng cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra gần 3.000 vụ cháy, làm chết 73 người, bị thương 163 người; thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng...
Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh số vụ cháy nổ gia tăng cả về số lượng và tỷ lệ bồi thường, năm nay, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ bị thắt chặt các điều kiện, kiều khoản tái bảo hiểm, các mức phí, mức khấu trừ dành cho các hợp đồng tái bảo hiểm cũng sẽ tăng cao hơn.
Thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho biết, năm 2019, lần đầu tiên các nhà tái bảo hiểm lớn trên thế giới áp dụng tại thị trường tái bảo hiểm Việt Nam khái niệm “chia sẻ tổn thất" cho các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến tài sản kỹ thuật, nghĩa là các doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ vẫn thu phí tái như trước đây, nhưng họ chỉ chịu đến ngưỡng tổn thất nhất định (thường từ 75-110% tùy quy định của doanh nghiệp tái), nếu vượt ngưỡng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải tự chi trả bồi thường. Điều này khiến các doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả nhiều chi phí bồi thường hơn.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, một số nhà bảo hiểm cho hay, hiện chưa có giải pháp đối với "khái niệm mới" này. Nếu nhượng tái cho những công ty tái bảo hiểm ít uy tín hơn, với các quy định “dễ thở” hơn, thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ khó có thể chi trả bồi thường của chính các nhà tái này.
Nhưng nếu "liều mình" tự chịu trách nhiệm cho mức tổn thất trên ngưỡng quy định, thì rủi ro là rất cao do những tổn thất về tài sản kỹ thuật khi đã xảy ra thường gây thiệt hại lớn. Đó là chưa kể, một khi tuân thủ theo quy định của các nhà tái quốc tế thì tỷ lệ hoa hồng tái sẽ giảm xuống mức thấp, nhưng nếu không tuân thủ thì doanh nghiệp bảo hiểm phải gánh toàn bộ rủi ro liên quan.
Không chỉ nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật, các nhà tái quốc tế cũng có sự điều chỉnh đối với nghiệp vụ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe trong năm 2019, cho dù tỷ lệ bồi thường năm 2018 của nghiệp vụ này không tăng đột biến.
Cụ thể, trong mùa tái tục cuối năm 2018, nhà tái đưa ra phương án “chia sẻ lợi nhuận” (profit sharing) đối với các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Theo đó, nếu trong phần doanh thu nhận tái, doanh nghiệp bảo hiểm gốc và nhà tái có lợi nhuận thì nhà tái sẽ chia sẻ lại một phần lợi nhuận đó cho doanh nghiệp bảo hiểm theo 2 cách: Hoặc sẽ trả thưởng kinh doanh cho năm đó hoặc sẽ tăng tỉ lệ hoa hồng cho năm kế tiếp.
Mức chia thưởng bao nhiêu và theo hình thức nào sẽ phụ thuộc vào từng hợp đồng và từng nhà tái. Điều này buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm soát tốt hơn tỷ lệ bồi thường các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe - vốn đang được đánh giá là có tỷ lệ bồi thường cao.
Trước thực tế trên, theo một chuyên gia bảo hiểm, những quy định mới của các nhà tái bảo hiểm quốc tế không chỉ khiến các doanh nghiệp bảo hiểm gốc "đau đầu" trong việc nhận và nhượng tái, mà việc cấp đơn bảo hiểm gốc cũng phải thận trọng hơn so với trước đây.
loại phí trong hợp đồng bảo hiểm
Các loại phí, chi phí bảo hiểm có thể có trong hợp đồng bảo hiểm:
- Phí bảo hiểm cơ bản: Khoản phí chính bạn đóng cho sản phẩm bảo hiểm chính, được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm và được ghi rõ trong hợp đồng.
- Phí bảo hiểm định kỳ: Khoản phí bạn đóng định kỳ (tháng, quý, năm) để duy trì hợp đồng và đảm bảo quyền lợi bảo hiểm rủi ro (tử vong, thương tật, bệnh hiểm nghèo).
- Phí bảo hiểm đóng thêm: Khoản phí tự nguyện đóng thêm ngoài phí định kỳ để tăng quyền lợi bảo hiểm hoặc đầu tư.
- Phí ban đầu: Khoản phí đóng một lần khi mua bảo hiểm, thường dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro trong thời gian đầu hợp đồng.
- Phí bảo hiểm rủi ro: Khoản phí dành riêng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro (tử vong, thương tật, bệnh hiểm nghèo).
- Phí bảo hiểm bổ trợ: Khoản phí đóng thêm để mua các quyền lợi bảo hiểm bổ sung như bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm tai nạn.
- Phí quản lý hợp đồng: Khoản phí công ty bảo hiểm thu để trang trải chi phí quản lý hợp đồng (nhân sự, quản lý tài sản,...).
- Phí chấm dứt hợp đồng: Khoản phí công ty bảo hiểm thu khi bạn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Phí rút giá trị tài khoản: Khoản phí công ty bảo hiểm thu khi bạn rút tiền từ giá trị tài khoản bảo hiểm (nếu có).
9 loại phí trong hợp đồng bảo hiểm